vĐồng tin tức tài chính 365

Cách ly người hay cách ly đồ vật?

2021-06-26 18:33

Cách ly người hay cách ly đồ vật?

Tấn Đức

(KTSG) - Sân bay quốc tế Long Thành, một trong những sân bay quan trọng và bận rộn bậc nhất ở Việt Nam, đột nhiên bị phong tỏa 21 ngày sau khi nhà chức trách địa phương phát hiện một hành khách nhiễm SARS-CoV-2 đi qua đây. Không một hành khách hay nhân viên nào được ra vào sân bay, và tất nhiên là không một chuyến bay nào được phép cất hay hạ cánh.

Câu chuyện trên, tất nhiên, là không có thật vì sân bay quốc tế Long Thành vẫn chưa có. Và ngay cả khi xảy ra tình huống một hành khách bị nhiễm SARS-CoV-2 đi qua, thì chắc chắn nhà chức trách địa phương cũng không thể vì thế mà buộc đóng cửa và phong tỏa toàn bộ một đầu mối giao thông quan trọng như sân bay hay bến xe, cảng biển... tới 21 ngày.

Nhưng những câu chuyện tương tự thì lại đang diễn ra khắp nơi kể từ khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát ở Việt Nam.

Mới tuần trước, UBND thành phố Biên Hòa đã ra quyết định phong tỏa siêu thị Big C ở ngã ba Vũng Tàu trong vòng 21 ngày sau khi có một ca bệnh Covid-19 đến đây mua hàng và ăn uống(1).

Vấn đề đặt ra ở đây là có cần phải phong tỏa một cơ sở kinh doanh vốn được xếp vào nhóm dịch vụ thiết yếu này tới 21 ngày không? Và nếu không phong tỏa dài ngày như vậy thì có giải pháp nào khác để vừa bảo đảm phòng chống dịch, vừa có thể duy trì hoạt động của siêu thị không?

Chắc hẳn ai cũng biết, tòa nhà siêu thị cũng như tất cả hàng hóa và đồ vật trong đó không phải là vật chủ để con virus SARS-CoV-2 ký sinh và phát triển, nên việc cách ly kéo dài hết thời gian ủ bệnh và phát bệnh như đối với con người là không cần thiết. Thay vào đó, chỉ cần cách ly 21 ngày đối với người trong diện F1, F2..., còn siêu thị thì chỉ cần phong tỏa một ít ngày để cơ quan y tế vệ sinh khử khuẩn thì có thể cho mở cửa trở lại, trừ phi chủ siêu thị không giải quyết được vấn đề nhân sự.

Tình huống này cũng giống như ở các bệnh viện. Trong gần một tháng qua, các bệnh viện ở TPHCM đã giúp thành phố phát hiện nhiều ca Covid-19 trong cộng đồng thông qua hoạt động khám sàng lọc. Nếu mỗi bệnh viện có bệnh nhân đến khám dương tính với SARS-CoV-2 đều bị phong tỏa 21 ngày, như với siêu thị Big C, thì chẳng mấy chốc hệ thống bệnh viện ở TPHCM sẽ phải đóng cửa hết. Khi ấy, chắc chắn một cuộc khủng hoảng nhân đạo sẽ xảy ra khi hàng ngàn bệnh nhân cấp cứu không được chăm sóc y tế.

Cũng tương tự như vậy, nếu mỗi máy bay có người bị nhiễm bệnh cũng phải nằm đất 21 ngày, thì chẳng bao lâu Việt Nam sẽ không còn chiếc máy bay nào hoạt động trên bầu trời.

Tóm lại, cách ly để phòng chống dịch là đúng. Nhưng đối tượng cần phải cách ly là con người chứ không phải đồ vật, ngoại trừ trường hợp những đồ vật không tách ra khỏi con người được, như các tòa chung cư, các khu dân cư... thì mới cần phong tỏa.

Câu chuyện phong tỏa, cấm đi lại có phần “hoảng hốt” và vô tội vạ ở không ít địa phương trong đợt bùng phát dịch bệnh này còn bộc lộ rõ một vấn nạn khác đáng lo ngại hơn. Đó là mỗi khi xuất hiện tình huống khó giải quyết, chọn lựa của nhiều lãnh đạo của cơ quan hành chính các cấp thường là “tạm dừng”. Không ít kế hoạch đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp đã bị đóng băng vì những lệnh phong tỏa vô thời hạn này.

Phong tỏa, quyết định có phần dễ và cũng “an toàn” đối với nhiều lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, nhưng cũng quá lạnh lùng khi đẩy hết khó khăn và thiệt hại về phía người dân và doanh nghiệp. Một người lãnh đạo biết vì người dân, vì doanh nghiệp thì sẽ không làm như vậy!

(1) https://vnexpress.net/dong-nai-phong-toa-sieu-thi-big-c-4295416.html

Xem thêm: lmth.tav-od-yl-hcac-yah-iougn-yl-hcac/246713/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách ly người hay cách ly đồ vật?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools