vĐồng tin tức tài chính 365

Những người giàu nhất thế giới đang hưởng lợi từ cắt giảm lãi suất

2021-06-27 11:14

Theo Credit Suisse, 1% người giàu nhất ở 8 trong số 10 quốc gia đã tăng tỉ trọng tài sản của họ vào năm ngoái, chủ yếu là do việc cắt giảm lãi suất sau khi bùng phát COVID-19.

Giới siêu giàu hưởng lợi từ lãi suất giảm

Theo Credit Suisse Group AG, tỉ lệ tài sản mà 1% người giàu nhất nắm giữ ở các quốc gia bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ đã tăng vọt do ảnh hưởng của đại dịch.

Người giàu của Brazil đã tăng tỉ trọng tài sản của họ lên 2,7% vào năm ngoái, chiếm gần 50% tổng tài sản của quốc gia, nhiều nhất trong số 10 quốc gia được trích dẫn trong Báo cáo tài sản toàn cầu của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse mới được công bố.

Theo Credit Suisse, 1% người giàu nhất ở 8 trong số 10 quốc gia đã tăng tỉ trọng tài sản của họ vào năm ngoái, chủ yếu là do việc cắt giảm lãi suất sau khi bùng phát COVID-19.

Báo cáo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng về tài sản trên khắp thế giới - 500 người giàu nhất thế giới đã có thêm 1,8 nghìn tỉ USD vào tổng giá trị tài sản ròng của họ vào năm ngoái, theo Bloomberg Billionair Index.

Báo cáo nêu rõ: “Các nhóm người giàu nhất không bị ảnh hưởng bởi việc các hoạt động kinh tế bị gián đoạn, quan trọng hơn, họ cũng được hưởng lợi từ tác động của lãi suất giảm đối với giá cổ phiếu và giá nhà.”

Ngăn chặn “virus bất bình đẳng”

Hệ số Gini - một thước đo bất bình đẳng - đã tăng lên trong năm 2020 ở tất cả 10 quốc gia được chọn nghiên cứu ngoại trừ ở Mỹ, Credit Suisse cho hay.

Báo cáo “Virus bất bình đẳng” của Oxfam cũng chỉ ra rằng, đại dịch COVID-19 có nguy cơ khiến bất bình đẳng kinh tế đồng loạt gia tăng ở hầu hết quốc gia, điều chưa từng xảy ra trong hơn một thế kỷ gần đây. Bất bình đẳng gia tăng đồng nghĩa với việc phải rất lâu để người nghèo trên thế giới có thể trở lại cuộc sống như trước đại dịch, lâu gấp 14 lần so với khoảng thời gian để 1.000 tỉ phú giàu nhất, chủ yếu là nam giới da trắng, khôi phục tài sản của mình.

Báo cáo “Virus bất bình đẳng” của Oxfam nhấn mạnh, kinh tế công bằng là mấu chốt cho phục hồi kinh tế nhanh sau COVID-19. Nếu đánh thuế tạm thời lên phần siêu lợi nhuận của 32 tập đoàn toàn cầu thu lợi nhiều nhất trong đại dịch, thì có thể đã huy động được 104 tỉ USD trong năm 2020. Số tiền này đủ để chi trả trợ cấp thất nghiệp cho tất cả người lao động và hỗ trợ tài chính cho toàn bộ trẻ nhỏ, người già ở những quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Bà Gabriela Bucher - Giám đốc Điều hành của Oxfam International - nói rằng: “Cuộc chiến chống bất bình đẳng phải là trọng tâm của các nỗ lực giải cứu và phục hồi kinh tế. Chính phủ các nước phải đảm bảo mọi người dân đều được tiêm vaccine COVID-19 và được hỗ trợ tài chính nếu bị mất việc làm. Chính phủ phải đầu tư vào các dịch vụ công và các ngành nghề ít phát thải carbon, tạo ra hàng triệu việc làm mới và đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận với một nền giáo dục, y tế và chăm sóc xã hội tốt. Các chính phủ phải đảm bảo các cá nhân và tập đoàn giàu nhất đóng góp phần thuế cao tương xứng để chi trả cho các khoản đầu tư đó”.

Sự tạo ra của cải nhanh chóng, sự bất bình đẳng và thâm hụt của chính phủ đang thúc đẩy các phong trào đánh thuế người giàu trên khắp thế giới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách tăng thuế thu nhập và thuế thừa kế.

Một ủy ban độc lập của Vương quốc Anh vào tháng 12 đã kêu gọi đánh thuế tài sản một lần để huy động khoảng 260 tỉ bảng Anh (361 tỉ USD), trong khi các quốc gia khác bao gồm Argentina và Bolivia đã gây quỹ trong năm 2020 từ các biện pháp nhắm vào người giàu.

Xem thêm: odl.007429-taus-ial-maig-tac-ut-iol-gnouh-gnad-ioig-eht-tahn-uaig-iougn-gnuhn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những người giàu nhất thế giới đang hưởng lợi từ cắt giảm lãi suất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools