vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗ lực của ASEAN trước tình hình Myanmar

2021-06-28 08:57

Tính đến thời điểm này Myanmar đã trải qua gần năm tháng khủng hoảng chính trị nghiêm trọng kể từ cuộc chính biến quân sự ngày 1-2. Khủng hoảng chẳng những chưa được dàn xếp mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

“Tình trạng thảm khốc” - là lời của đặc phái viên của tổng thư ký LHQ về Myanmar, bà Christine Schraner Burgener dùng để mô tả về tình hình Myanmar lúc này. 

10.000 người chạy sang láng giềng tị nạn

Người dân vẫn xuống đường biểu tình hằng ngày phản đối chính quyền quân sự. Giao tranh giữa quân đội Myanmar và các nhóm phiến quân ngày càng leo thang.

Theo báo Press Trust of India, tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 18-6, bà Christine Schraner Burgener, đặc phái viên của tổng thư ký LHQ về Myanmar, báo động về tình trạng leo thang giao tranh giữa quân đội và phiến quân ở miền Trung Myanmar và ở các vùng biên giới với các nước Trung Quốc (TQ), Ấn Độ, Thái Lan. Tình hình nguy hiểm đã khiến khoảng 175.000 dân thường phải sơ tán, trong đó khoảng 10.000 người chạy sang Ấn Độ, Thái Lan tị nạn.

Nỗ lực của ASEAN  trước tình hình Myanmar  - ảnh 1
Người dân Myanmar dựng trại tạm lánh nạn trong rừng ở bang Karen trong bối cảnh giao tranh giữa binh sĩ quân đội Myanmar và các nhóm phiến quân ngày càng leo thang. Ảnh: AFP

Bà Burgener cảnh báo nguy cơ nội chiến ở Myanmar là “có thật”. Theo lời bà, trước thực tế thiếu phản ứng từ cộng đồng quốc tế, một bộ phận người dân Myanmar đã tự hành động cũng như nhận sự hỗ trợ từ các nhóm phiến quân để vũ trang, chống lại chính quyền quân sự. Nhiều khu vực lâu nay bình yên giờ thường xuyên xảy ra xung đột vũ trang. Chẳng hạn tại Yangon, TP lớn nhất Myanmar, có nhiều người dân vốn trước cuộc chính biến ngày 1-2 chưa từng biết đến súng ống thì giờ bắt tay với phiến quân đối phó chính quyền quân sự. Nhiệm vụ của những người này là khảo sát địa điểm và đặt chất nổ phá sập các tòa nhà công sở do chính quyền quân sự kiểm soát.

ASEAN dẫn đầu nỗ lực quốc tế

Tạp chí Foreign Policy ngày 21-6 nhận định thách thức lớn nhất lúc này với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là giải quyết khẩn cấp khủng hoảng ở Myanmar vốn được cho có thể đe dọa sự ổn định toàn khu vực và làm suy yếu tương lai chiến lược của khối.

Đại sứ Ấn Độ tại LHQ TS Tirumurti cho biết Ấn Độ muốn cùng nỗ lực dàn xếp tình hình dưới trục dẫn đầu là ASEAN. Theo ông, “quan trọng là phải ủng hộ các nỗ lực của ASEAN”.

Ông Kurt Campbell, điều phối viên chính sách Mỹ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, khẳng định Mỹ ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và các bên khác cố gắng giải quyết khủng hoảng Myanmar.

Tại cuộc gặp các bộ trưởng ASEAN ngày 7-6 trong khuôn khổ Hội nghị Đặc biệt ASEAN - TQ diễn ra ở Trùng Khánh (TQ), Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị tuyên bố rằng TQ sẵn sàng tiếp tục làm việc với ASEAN để cùng đề nghị tất cả các bên ở Myanmar đặt lợi ích người dân lên trước hết, giải quyết bất đồng thông qua đối thoại chính trị.

Theo CNN, có thể thấy cả LHQ, các nước phương Tây và mới đây là Ấn Độ, TQ đều ủng hộ nỗ lực của ASEAN giúp giải quyết khủng hoảng ở Myanmar. Hãng tin Reuters cũng nhận định rằng ASEAN hiện đang là tổ chức đang dẫn đầu nỗ lực ngoại giao quốc tế giúp giải quyết khủng hoảng Myanmar.

Nỗ lực không ngừng nghỉ của ASEAN

Suốt thời gian qua, ASEAN đã rất cố gắng hành động giúp giải quyết khủng hoảng Myanmar dù chưa thành công vì tình hình nhiều phức tạp.

Họp tại TQ đầu tháng này, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ sự thất vọng với tiến trình “quá chậm chạp” của Myanmar trong việc thực thi bản đồng thuận năm điểm mà ASEAN đã thống nhất hồi tháng 4 sau kỳ họp có sự tham gia của tướng Min Aung Hlaing. Bản đồng thuận bao gồm ngừng ngay lập tức tình trạng bạo lực và bắt đầu đối thoại tìm giải pháp hòa bình vì quyền lợi của người dân, một đặc phái viên từ nước chủ tịch ASEAN sẽ làm trung gian điều phối đối thoại. Các bộ trưởng ASEAN hối thúc chính quyền quân sự Myanmar tôn trọng bản đồng thuận, ngưng bạo lực và bắt đầu đối thoại với phe đối lập.

Trong cuộc gặp riêng Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin ngày 8-6, ông Vương cũng nói rằng bản đồng thuận của ASEAN cần phải được thực hiện, theo CNN. Trên Facebook ngày 5-6, Đại sứ quán TQ tại Myanmar cho biết Đại sứ TQ Chen Hai đã gặp tướng Min Aung Hlaing, TQ ủng hộ thực hiện bản đồng thuận đã được ASEAN và Myanmar thống nhất, và TQ sẽ tiếp tục vai trò tích cực của mình.

Tuy nhiên, theo truyền thông nhà nước Myanmar - nhật báo Global New Light of Myanmar, gặp những người đồng cấp ASEAN tại TQ, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin vẫn khẳng định quân đội nước này đang thực hiện tốt lộ trình năm bước nhằm khôi phục dân chủ. Lộ trình này đã được quân đội Myanmar công bố sau cuộc chính biến với các điểm chính là điều tra cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11-2020, tổ chức bầu cử mới, sau đó quân đội sẽ từ bỏ quyền lực.•

Thái độ của Trung Quốc

Về chính thức TQ nói ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong dàn xếp khủng hoảng Myanmar. Tuy nhiên, có điểm đáng lưu ý là tuyên bố của Đại sứ quán TQ tại Myanmar gọi tướng Min Aung Hlaing là “lãnh đạo của Myanmar”, trong khi đó chưa nước thành viên nào của ASEAN chính thức thừa nhận nhân vật này là lãnh đạo hợp pháp của chính phủ Myanmar.

Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị có nói với Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin rằng TQ sẽ luôn ủng hộ Myanmar trong chọn lựa con đường phát triển của riêng mình, đồng thời đảm bảo rằng chính sách hữu nghị của TQ với Myanmar sẽ không bị ảnh hưởng vì các thay đổi hoàn cảnh trong nước hay ngoài nước của Myanmar. Ông Vương cũng đề nghị cộng đồng quốc tế tôn trọng chính sách của hiến chương LHQ, “không áp trừng phạt đơn phương và can thiệp không thích hợp” lên Myanmar. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao TQ về cuộc gặp ASEAN - TQ cũng không đề cập đến Myanmar.

Xem thêm: lmth.440699-ramnaym-hnih-hnit-court-naesa-auc-cul-on/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗ lực của ASEAN trước tình hình Myanmar”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools