Buổi làm việc của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãnh đạo tỉnh An Giang và các doanh nghiệp lớn - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Trần Anh Thư - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 của ngành nông nghiệp tỉnh đạt 2,86%, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 49 triệu đồng.
Tỉnh An Giang đã từng bước hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như cá tra, trái cây, rau màu… gắn với liên kết, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản, đảm bảo chất lượng và nhu cầu thị trường.
"Tuy nhiên, tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đang diễn ra chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn và cây lúa vẫn là chủ yếu. Đề xuất Chính phủ ban hành quỹ bình ổn giá đối với sản phẩm lúa gạo và cá tra vì đây là một trong những sản phẩm chiến lược của quốc gia, của vùng ĐBSCL, nhằm giúp ngành hàng lúa gạo và ngành hàng cá tra tránh được những tác động bất lợi của thị trường, đưa ngành hàng phát triển bền vững trong thời gian tới", ông Thư nói.
Tập đoàn Lộc Trời đề xuất xuống giống rải vụ (không đồng loạt - PV) để tránh tình trạng cung vượt cầu làm lúa được mùa mất giá như thời gian qua - Ảnh: BỬU ĐẤU
Đại diện Tập đoàn Lộc Trời và Nam Việt đã đề xuất, kiến nghị với đoàn công tác về nhiều bất cập trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua. Theo đó, các doanh nghiệp này đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm trình Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong việc sửa hạn điền để doanh nghiệp tập trung sản xuất nông nghiệp chất lượng cao quy mô lớn.
"Một điểm nghẽn của nông dân Việt Nam là xuống giống lúa và thu hoạch lúa đồng loạt dẫn đến cung vượt xa cầu. Các thương lái đã lợi dụng điều này để ép giá. Khi chưa thu hoạch rộ thì giá lúa gạo ở Việt Nam lúc nào cũng cao hơn thế giới.
Lộc Trời đề xuất xuống giống rải vụ, sẽ tạo ra cả ĐBSCL ngày nào cũng có lúa thu hoạch, toàn bộ năng suất, hiệu quả sẽ tăng lên và cung cấp ổn định lượng lúa gạo ra thị trường", đại diện Tập đoàn Lộc Trời nói.
Ông Lê Minh Hoan - bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang ngày 28-6 - Ảnh: BỬU ĐẤU
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định sản xuất nông nghiệp hiện nay không còn chạy theo sản lượng như trước, mà phải chú trọng chất lượng. Người tiêu dùng ăn uống ngày càng khó tính hơn xưa. Họ không chỉ ăn chất lượng mà còn ăn cả "thương hiệu" của sản phẩm.
Chính quyền và nông dân phải thay đổi tư duy về vai trò của doanh nghiệp với hiệp hội ngành hàng; không thể làm đơn giá trị mà phải sản xuất đa giá trị của một nền nông nghiệp; phải kết nối đầu vào với đầu ra trong chuỗi liên kết giá sản xuất.
"Ví dụ giải quyết hạn điền cho Công ty Nam Việt được tích tụ ruộng đất thì việc này đâu chỉ giúp doanh nghiệp này, mà giúp nhiều tỉnh, thành ĐBSCL trong việc mở rộng hạn điền để doanh nghiệp làm ăn lớn. Tôi hy vọng 2 kiến nghị của doanh nghiệp ở An Giang sẽ là mô hình mới giải quyết kinh tế và phát triển ổn định xã hội", ông Hoan nói.
TTO - Ngày 11-6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã đến khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, trong bối cảnh vùng nguyên liệu lớn nhất nước này đang gặp khó về giá đầu ra.
Xem thêm: mth.38962403182601202-gnaig-na-o-ceiv-mal-naoh-hnim-el-gnourt-ob/nv.ertiout