Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 6/2021, cả nước có 11.300 doanh nghiệp thành lập mới. Cũng trong 6, cả nước có 4.867 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,5% so với tháng trước và giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 67.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Bên cạnh đó, còn có 26.100 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Qua đó, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 93.200 doanh nghiệp. Trung bình mỗi tháng có 15.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tương đương gần 400 doanh nghiệp/ngày)
Tại chiều ngược lại, trong tháng 6/2021 có 3.867 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.238 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 1.919 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, có 70.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong hơn 70.000 đóng cửa trong 6 tháng đầu năm có: 35.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%.
Trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tương đương gần 400 doanh nghiệp/ngày).
Hơn 20% doanh nghiệp dự báo tình hình xấu đi
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2021 cho thấy: Có 30,5% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý I/2021; 37,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 31,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
Dự kiến quý III/2021, có 39,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2021; 22,2% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 38,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Ông Phạm Đình Thuý Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (ngoài cùng bên phải)
“Làn sóng COVID-19 thứ 4 đã tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau hơn 1,5 năm COVID-19, nhiều doanh nghiệp hiện đã không thể chống chịu được”, ông Phạm Đình Thuý Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê) nhấn mạnh.
Về giải pháp, ông Thuý cho biết ưu tiên hàng đầu vẫn là phòng dịch và dập dịch. Ông Thuý nhấn mạnh làn sóng COVID-19 thứ 4 đã tấn công mạnh vào các khu công nghiệp. Do đó cần phải xây dưng một quy trình hiệu quả với sản xuất kinh doanh cho những tỉnh thành có quy mô kinh tế lớn, nhiều khu công nghiệp như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương…
Bên cạnh đó, ông Thuý cũng đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như: Giãn nợ, tái cơ cấu nợ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.37192801192601202-yagn-iom-auc-gnod-peihgn-hnaod-004-nag/et-hnik/nv.vtv