Biến thể Delta đang hoành hành tại nhiều quốc gia - Ảnh: REUTERS
Trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, một số nước đã tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, trong khi số khác đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, coi đó là lối thoát duy nhất trong đại dịch COVID-19.
(Biến thể Delta) là một kẻ thù đặc biệt đáng sợ. Nó đã học cách để lây lan nhiều hơn với ít tiếp xúc hơn.
Bà MARY LOUISE MCLAWS
(chuyên gia dịch tễ học ĐH New South Wales, Úc, và là cố vấn của Tổ chức Y tế thế giới - WHO)
"Con quái vật mới"
Nước Úc đang vật lộn với nhiều ổ dịch liên quan đến biến thể Delta. Cho tới nay, Úc đã ghi nhận hơn 30.000 ca mắc COVID-19, trong đó 910 người đã chết. Úc buộc phải áp dụng lại một loạt biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 20 triệu dân, tương đương 80% dân số Úc.
Theo Hãng tin AFP, Perth và Brisbane là hai thành phố lớn tiếp theo của Úc, sau Sydney và Darwin, áp đặt phong tỏa từ ngày 29-6. Người dân tại thủ đô Canberra và thủ phủ Adelaide của bang Nam Úc cũng buộc phải đeo khẩu trang trong các không gian kín.
"Chúng tôi biết nguy cơ do COVID-19 gây ra và chúng tôi hiểu nhiều nước trên thế giới đang xem biến thể Delta là con quái vật mới nên không thể lơ là chút nào" - Thủ hiến bang Tây Úc Mark McGowan nói trong cuộc họp báo tối 28-6.
Trong khi đó, tại Nga, chính quyền cho rằng chính biến thể Delta và tiến độ tiêm chủng chậm chạp là nguyên nhân làm tăng số ca COVID-19 thời gian qua ở nước này. Ngày 28-6, Nga có 21.650 ca mắc mới trong 24 giờ, cao nhất kể từ tháng 1. Cũng trong 24 giờ đó, Nga có thêm 611 người chết vì COVID-19, trong đó Matxcơva có 124 ca.
Theo trang Moscow Times, chính quyền thủ đô đã áp dụng lại làm việc từ xa. Kể từ 28-6, các doanh nghiệp ở Matxcơva phải đảm bảo chỉ 30% nhân viên đến công sở.
Anh, Mỹ cũng lao đao vì Delta
Ngay cả những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao như Anh, Mỹ cũng đang chật vật ứng phó với biến thể Delta. Theo báo Independent, Hong Kong sẽ cấm tất cả các chuyến bay từ Anh kể từ ngày 1-7 để phòng ngừa biến thể này.
Các chuyên gia y tế Anh cho rằng đợt bùng dịch thứ ba hiện nay là do biến thể Delta. Họ cảnh báo kế hoạch mở cửa lại của chính phủ vào ngày 19-7 tới "có thể là quá sớm".
Theo Đài NDTV, Mỹ cũng đang tăng số ca mắc biến thể Delta. Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, nhận định Delta đang là "mối đe dọa lớn nhất" đối với mục tiêu chống dịch ở nước này.
Các ca nhiễm biến thể Delta đã tăng gấp đôi chỉ trong 2 tuần tại Mỹ. Tính tới ngày 19-6, hơn 20% ca bệnh mới là do biến thể Delta, tăng từ 10% trong tuần cuối tháng 5. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã coi Delta là "biến thể đáng lo ngại".
Giới chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo Delta sẽ trở thành biến thể trội nhất ở Mỹ trong vài tuần tới.
Delta so với các biến thể đáng lo ngại khác
Chú thích:
(1) Càng nhiều + tức khả năng càng cao (++++: cao nhất).
(2) Cần phải tiêm 2 liều vắc xin để phòng Delta. Delta có khả năng "né" miễn dịch ngang (và có thể hơn) Beta.
(3) Hiệu quả ngăn ngừa bệnh nặng dựa trên thực tế.
(4) Được đánh giá trong phòng thí nghiệm và/hoặc các nghiên cứu về hiệu quả.
(5) mRNA: chỉ nhóm vắc xin như Pfizer hay Moderna, AZ: viết tắt tên vắc xin của AstraZeneca, J&J: viết tắt tên vắc xin của Johnson & Johnson. Nguồn: Eric Topol (nhà nghiên cứu người Mỹ) - Tổng hợp: Bảo Anh
TTO - Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, đang có chiều hướng giống Ấn Độ, theo Reuters. Số ca mắc COVID-19 mới tại nước này liên tục chạm các mốc kỷ lục trong vài ngày qua, trung bình mỗi ngày gần 20.000 ca.
Xem thêm: mth.65135552003601202-coun-ueihn-iat-gnom-ca-atled-eht-neib/nv.ertiout