vĐồng tin tức tài chính 365

Nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc dù... thừa nguồn

2021-06-30 11:07

Đợt nắng nóng vừa qua ở miền Bắc dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, khiến hệ thống điện lập kỷ lục mới trong tiêu thụ. Với những dự án chậm tiến độ, tỉ lệ dự phòng công suất toàn quốc không cao, thì nguy cơ thiếu điện luôn chực chờ.

Công suốt nguồn giảm mạnh vào buổi tối

Số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, công suất tiêu thụ điện toàn quốc vọt lên đỉnh mới 41.558 MW vào ngày 2.6.2021, cao hơn 3.200 MW so với mức đỉnh của năm 2020. Với công suất dự phòng hiện nay, nhiều khả năng đến năm 2025, Việt Nam có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu điện.

Thực tế cho thấy, công suất tiêu thụ đạt đỉnh mới 41.558 MW vào ngày 2.6.2021 xảy ra từ chiều tối đến nửa đêm và chủ yếu là tiêu thụ điện trong sinh hoạt.

Với công suất lắp đặt nguồn điện khoảng 69.000 MW; trong đó có khoảng 17.000 MW nguồn điện mặt trời, thì vào buổi tối, khi không có pin lưu trữ điện mặt trời, công suất nguồn điện cả nước giảm mạnh, chỉ còn khoảng 52.000 MW.

Trao đổi với Lao Động, TS Vũ Đình Ánh cho biết, cũng bởi điện mặt trời chiếm tỉ lệ cao trong hệ thống, với hơn 24% công suất nguồn đặt và có những thời điểm được huy động tới hơn 50% công suất - đã dẫn tới tình trạng phải thay đổi công suất phát các tổ máy nhiệt điện nhiều lần.

Và do không có hệ thống lưu trữ và khả năng truyền tải điện từ miền Trung, miền Nam ra miền Bắc bị giới hạn, nên tuy có nguồn, nhưng khi cần lại không dùng được và phải cắt điện.

Nguy cơ thiếu điện đang trực chờ. Ảnh: Cường Ngô
Nguy cơ thiếu điện đang trực chờ. Ảnh: Cường Ngô

Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), trong nửa đầu năm 2021, tình hình nắng nóng gay gắt, kéo dài đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ đỉnh (Pmax) của miền Bắc tăng cao đột biến.

Năm 2022, dự kiến hệ thống điện vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải cho cả nước và khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, hệ thống điện miền Bắc cao điểm mùa hè 2022 sẽ vận hành vô cùng khó khăn.

Trong khi đó, tỉ lệ dự phòng công suất toàn quốc đến năm 2025 cũng không mấy sáng sủa. Theo Bộ Công Thương, tỉ lệ dự phòng hệ thống điện miền Nam sẽ giảm mạnh từ năm 2023 và không đủ điện vào năm 2025. Nguy cơ thiếu điện cao hơn vào mùa khô, hoặc thời điểm ngừng cấp khí, sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy điện ở khu vực miền Nam.

Ở miền Bắc, tỉ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10%. Như vậy, trong giai đoạn 2023-2025, miền Bắc hầu như không có công suất dự phòng và phải nhận hỗ trợ từ miền Trung trong cao điểm mùa khô hoặc trường hợp sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện.

Nhiều dự án chậm tiến độ

Theo báo cáo cập nhật cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021-2025 của EVN, trong trường hợp các nguồn điện chậm tiến độ, nguồn năng lượng tái tạo ngừng triển khai sau mốc tháng 10.2021 thì hệ thống sẽ bị thiếu hụt nguồn cung lớn. Sản lượng thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỉ kWh điện vào năm 2025.

Trong khi đó, miền Bắc lại rất thiếu các nhà máy điện mới. Ngoài điện mặt trời, điện gió do các nhà đầu tư tư nhân xây dựng ở miền Trung và miền Nam, trong vài năm qua, EVN không có thêm nhà máy điện mới nào ở miền Bắc và chỉ đang tiến hành mở rộng thủy điện Hòa Bình.

Còn với nhiệt điện than thì hiện nay, còn nhiều dự án chậm tiến độ, không thể về đích so với mục tiêu đề ra.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện có 10 dự án nguồn điện lớn dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 nhưng bị chậm tiến độ gồm: Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Long Phú 1, Na Dương 2, Cẩm Phả 3, Công Thanh, Ô Môn III...

Cũng theo Bộ này, nhằm đảm bảo cung ứng điện giai đoạn 2021-2025, cần xem xét các giải pháp như đảm bảo tiến độ các nguồn điện, có cơ chế thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo, tiếp tục tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và đẩy nhanh tiến độ các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG).

Xem thêm: odl.816529-nougn-auht-ud-cab-neim-o-neid-ueiht-oc-yugn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc dù... thừa nguồn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools