vĐồng tin tức tài chính 365

Chi tiêu sinh hoạt 3 triệu đồng/ tháng: Gia đình thành phố gây 'sốc' vì... vẫn thừa!

2022-07-01 16:32

Chi tiêu sao cho hợp lý vẫn luôn là bài toán khó của nhiều gia đình. Đặc biệt, thời gian gần đây, giá xăng tăng chóng mặt kéo theo giá của nhiều mặt hàng thiết yếu khác cũng "leo thang" khiến bài toán chi tiêu lại càng trở nên đau đầu hơn bao giờ hết.

Mới đây, mạng xã hội xôn xao trước câu chuyện của một gia đình 4 người chỉ chi tiêu hết 3 triệu đồng/ tháng. Trong khi đa số mọi người cho rằng số tiền này không thể đủ chi tiêu cơ bản trong nửa tháng ở thành phố thì một số người lại tự tin là hoàn toàn làm được nếu biết tính toán tiết kiệm.

Gia đình thành phố gây sốc khi tiền sinh hoạt chưa hết 3 triệu đồng/ tháng

Cặp vợ chồng trẻNgọc Long và Minh Huyền (ở quận Hà Đông, Hà Nội) gây sốc khi tiết lộ họ chỉ chi tiêu sinh hoạt hết 2,650 triệu đồng/ tháng, tức là số tiền này còn ít hơn trong câu chuyện gia đình chi tiêu 3 triệu đồng/ tháng.

Chị Huyền chia sẻ về các khoản chi tiêu sinh hoạt của gia đình mình: "Vì thu nhập của 2 vợ chồng tôi chỉ khoảng 15-16 triệu đồng/tháng, lại có 2 cháu nhỏ đang tuổi đến trường nên gia đình cần hết sức tiết kiệm. Vợ chồng tôi quyết định chỉ chi 3 triệu đồng vào chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà. Mỗi tháng tôi đều ngồi lập bảng chi tiêu rất chặt chẽ để không bị lạm phát. Nhờ tiết kiệm như vậy vợ chồng tôi có 4-5 triệu gửi ngân hàng mỗi tháng.

Các khoản sinh hoạt nhà tôi như sau:

- Tiền ăn sáng: 300 nghìn đồng

- Ăn tối: 1,3 triệu đồng (vợ chồng ăn trưa tại công ty, các con ăn tại trường)

- Điện, nước, internet: 700 nghìn đồng

- Xăng: 100 nghìn đồng (anh Long làm gần nhà nên đi bộ, còn tôi đi chung với chị trong xóm và chia tiền xăng mỗi tháng)

- Dầu gội, sữa tắm, xà phòng: 150 nghìn đồng

- Mắm, muối, mì chính: 100 nghìn đồng

Ngoài ra, tôi không dùng mỹ phẩm, hạn chế mua sắm quần áo linh tinh. Chồng tôi lại không hút thuốc lá, không uống rượu, trà, cà phê nên khoản lặt vặt cũng tiết kiệm được đáng kể.

Tổng tiền 2 triệu 650 nghìn đồng.

Ăn sáng của gia đình tôi thường là cơm vừng, ruốc hoặc trứng chiên. Tôi thường mua cả cân lạc - vừng về rang lên làm vừng cho cả nhà ăn. Hoặc mua thịt về làm ruốc để cải thiện bữa ăn. Hôm nào đổi bữa thì tôi tự làm bánh tráng nóng tại nhà, nấu bún khô hoặc rang cơm.

Tiền ăn tối thì tôi phân chia tiếp như sau: Vì thực phẩm trên thành phố khá đắt đỏ nên tôi chọn cách nhờ mẹ chồng mua ở quê và gửi lên. Xe nhà người quen nên cũng không mất nhiều phí cước gửi. Trong đó:

- 2 con gà: 300 nghìn đồng (tôi chia được 4 bữa + 1 bữa lòng xào, như vậy tôi đã được 5 bữa tối.

- 5kg thịt lợn: 500 nghìn đồng, được khoảng 10 bữa tối

- Trứng: 100 nghìn đồng được 30 quả trứng, tương ứng được 10 bữa tối

- Thịt bò: 100 nghìn đồng được 2 bữa tối

- Gạo được mẹ chồng gửi từ quê: miễn phí

Còn lại 300 nghìn đồng tôi mua rau và đậu để ăn cho các bữa. Các bữa ăn tôi thay đổi món xào, luộc, kho... để không bị nhàm chán. Hôm nào ăn trứng thì có thể kết hợp thêm đậu rán hoặc đậu sốt cà chua...

Hôm nào nhà có khách, tôi sẽ "hào phóng" chi thêm 50-100 nghìn đồng. Nhưng hôm sau cả nhà sẽ phải "ăn sẻn" để cân bằng lại. Thú thực nhà tôi cũng ít mời bạn đến chơi nhà.

Nhờ lên thực đơn trước và quản lý chi tiêu chặt chẽ nên mức chi tiêu này gia đình tôi đã giữ từ rất lâu rồi. Và tôi thấy rất hài lòng với mức chi tiêu này".

Chi tiêu sinh hoạt 3 triệu đồng/ tháng: Gia đình thành phố gây sốc vì... vẫn thừa! - Ảnh 1.

Gia đình chị Huyền mua đồ ở quê để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Căn ke để tiêu vừa đủ 3 triệu đồng/ tháng

Hoàn cảnh gần giống như gia đình của chị Huyền, cuộc sống của nhà chị Mai Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng rất tiết kiệm trong chi tiêu sinh hoạt.

Người phụ nữ này chia sẻ, chồng làm việc ở nhà còn mình là giáo viên nên thu nhập cũng hạn hẹp, chỉ khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này mà để nuôi con cái đi học (con lớn đã ra trường đi làm) thì vợ chồng chị phải rất tiết kiệm.

Ngay đầu tháng khi vừa lĩnh lương, chị Mai Anh đã phân chia thành các khoản cơ bản để vào phong bì riêng, tuyệt đối không chi vượt. Ngoài mỗi phong bì, chị ghi chú cụ thể từng khoản như: điện nước, mắm muối và bột giặt, điện thoại, Internet, gạo, thức ăn, xăng xe, vệ sinh… Tuy vậy 3 triệu chỉ vừa đủ cho tiền sinh hoạt của gia đình chị chứ không hơn không kém.

Chị Mai Anh phân bổ chi tiêu như sau:

- Gạo: 20kg tương đương 300.000 đồng

- Điện, nước, internet: 200 nghìn đồng

- Mì tôm, đồ ăn sáng: 200 nghìn đồng

- Riêng tiền ăn giới hạn 50.000 đồng/ 1 bữa tối (ngày tôi và con ăn ở trường, chồng ăn cơm từ buổi sáng). Như vậy 1 tháng là 1,5 triệu đồng.

- Mắm, muối, mì chính: 100 nghìn đồng

- Dầu gội, sữa tắm, nước giặt...: 120.000 đồng.

- Xăng: 150 nghìn đồng

- Thẻ điện thoại: 100 nghìn đồng/ 2 điện thoại

Số tiền còn lại tôi tiếp tục đổ vào quỹ ăn uống để mua gia vị hoặc phòng khi nhà có khách. Một tuần tôi chỉ đi chợ đúng 1 lần, liệt kê đầy đủ những thứ cần mua mới xách làn đi với hạn mức quy định tối đa là 50.000 đồng/bữa mua thực phẩm, rau củ và hoa quả thiết yếu. Số tiền chi cho sinh hoạt, ăn uống được tôi tính toán chi li đến từng củ hành, củ tỏi.

Sau khi mua về tôi sẽ sơ chế, chia từng phần thức ăn tương ứng với từng ngày, từng bữa rồi bỏ tủ để trong tuần mang nấu dần, như thế vừa tiết kiệm thời gian lại tiết kiệm chi phí. Khi nào đồ trong tủ lạnh hết mới đi chợ tiếp".

Chi tiêu sinh hoạt 3 triệu đồng/ tháng: Gia đình thành phố gây sốc vì... vẫn thừa! - Ảnh 2.

Mâm cơm 50.000 đồng

3 triệu chi cho 4 người không nổi nửa tháng!

Khác với 2 gia đình trên, chị Hoàng Hà (30 tuổi,  ở Thanh Xuân, Hà Nội) tỏ ra sửng sốt với mức chi tiêu sinh hoạt 3 triệu/ tháng, bởi nhà chị tháng nào tiền sinh hoạt cũng ngót nghét cả chục triệu, có tháng còn âm thêm vì giá cả leo thang.

Chị Hà nói: "Ôi chả biết mọi người chi tiêu sinh hoạt thế nào mà giỏi thế, chứ nhà tôi tháng nào cũng hết cả chục triệu. Đấy còn là tiết kiệm chưa dám vung tay quá trán ấy. Chứ mà để dùng xả láng điện nước... thì có mà số tiền ấy còn tăng nữa.

Dưới đây là mức chi tiêu của gia đình mình:

- Ăn sáng: 1,2 triệu đồng

- Ăn 2 bữa trưa - tối: 120 nghìn đồng/ bữa/ 4 người (nhà mình ăn khỏe nên phải mua nhiều thức ăn). Như vậy 30 ngày đã hết 7,2 triệu đồng.

- Mắm, muối, mì chính: 100 nghìn đồng

- Dầu gội, sữa tắm, nước giặt...: 120.000 đồng.

- Xăng: 500 nghìn đồng/ 2 xe máy/ tháng

- Điện, nước, internet: 2 triệu đồng/ tháng

- Thuê nhà: 5 triệu

- Giấy vệ sinh: 120 nghìn đồng

- Điện thoại: 150 nghìn đồng

- Hoa quả tráng miệng: 1,2 triệu đồng

Nhìn sơ qua đã đủ để thấy 3 triệu chả bõ bèn gì với mức chi tiêu của gia đình tôi rồi. Có phải gia đình nhà tôi đang tiêu hoang quá không?".

Chi tiêu sinh hoạt 3 triệu đồng/ tháng: Gia đình thành phố gây sốc vì... vẫn thừa! - Ảnh 3.

Chị Hà chia sẻ bữa ăn hơn 100 nghìn đồng cho 4 người.

Chi tiêu sinh hoạt 3 triệu đồng/ tháng: Gia đình thành phố gây sốc vì... vẫn thừa! - Ảnh 4.

Dù tiêu trên hay dưới 3 triệu đồng/ tháng thì các bà nội trợ đều cho rằng cần chi tiêu sinh hoạt tiết kiệm và hợp lý, và tốt hơn hết là phải gia tăng được thu nhập gia đình. Trong khi tiền lương, thu nhập vẫn thế mà giá cả các mặt hàng khác tăng lên, những gia đình có thu nhập thấp buộc phải chi tiêu chắt bóp, phải mua những thứ rẻ với rủi ro cao hơn, đến khi đau ốm thì đã khổ lại càng khổ hơn.

* Lưu ý: Tên nhân vật đã được thay đổi.

Ảnh: NVCC

Theo Bạch Dương

Infonet

Xem thêm: nhc.16104114110702202-auht-nav-iv-cos-yag-ohp-hnaht-hnid-aig-gnaht--gnod-ueirt-3-taoh-hnis-ueit-ihc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chi tiêu sinh hoạt 3 triệu đồng/ tháng: Gia đình thành phố gây 'sốc' vì... vẫn thừa!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools