vĐồng tin tức tài chính 365

Gã khù khờ đứng sau vụ cướp 'công nghệ cao' đầu tiên trên thế giới

2022-07-01 19:01

Stanley Mark Rifkin sinh năm 1946 tại bang California. Năm 32 tuổi, Rifkin đã điều hành công ty tư vấn máy tính của riêng. Anh chàng hói 32 tuổi tài năng có rất nhiều khách hàng lớn, trong đó có đơn vị bảo hành máy tính của Ngân hàng Security Pacific, trụ sở chính tại Los Angeles, California

Security Pacific khi này đã có mạng lưới chuyển tiền điện tử trên toàn quốc cho phép chuyển khắp cả Mỹ và ra nước ngoài. Hệ thống chống trộm cắp là chuỗi mã số ủy quyền giao dịch, thay đổi hàng ngày.

Biết được cách thức vận hành này, Rifkin với sử dụng kiến thức bậc thầy về máy tính để thực hiện vụ cướp lớn nhất nước Mỹ thời kỳ đó.

Trụ sở chính ngân hàng Security Pacific tại Los Angeles, California, năm 1974. Ảnh: Crono Book

Trụ sở chính ngân hàng Security Pacific tại Los Angeles, California, năm 1974. Ảnh: Crono Book

Tháng 10/1978, khi Rifkin đến Security Pacific, các nhân viên tại đây dễ dàng nhận ra đây là cố vấn an ninh máy tính của ngân hàng, niềm nở gật đầu chào. Rifkin đi thang máy lên tầng D, nơi có Phòng Chuyển tiền. Vẫn với vẻ ngoài quen thuộc và thân thiện, anh ta nhanh chóng vào được căn phòng nơi ngân hàng dán mã số bí mật trong ngày. Rifkin ghi nhớ mật mã và rời đi mà không làm dấy lên nghi ngờ.

Ngay sau đó, các nhân viên ngân hàng trong Phòng Chuyển tiền nhận được điện thoại từ người đàn ông xưng tên Mike Hansen, là nhân viên bộ phận quốc tế của ngân hàng. Người đàn ông đã ra lệnh chuyển tiền định kỳ vào một tài khoản tại Irving Trust Company ở New Yor, và cung cấp các số mã bí mật để cho phép giao dịch.

Không có gì khác thường, Security Pacific đã chuyển tiền đến ngân hàng New York theo đúng địa chỉ yêu cầu. Điều mà các quan chức ngân hàng không biết là Mike Hansen thực chất là Stanley Rifkin. Hắn đã sử dụng mã bảo mật vừa nhìn trộm trên tường của ngân hàng để cướp 10,2 triệu USD (tương đương 45 triệu USD ngày nay).

Một "cú tát" lớn hơn vào mặt các quan chức tại Security Pacific là họ thậm chí không biết bị mất tiền, cho đến khi các nhân viên của Cục Điều tra Liên bang (FBI) thông báo cho họ về vụ cướp.

Vụ trộm đã diễn ra mà không có vấn đề gì, cho đến khi phần thứ hai trong kế hoạch của Rifkin được thực hiện. Rifkin thực sự đã bắt đầu chuẩn bị cho vụ cướp vào mùa hè năm đó, khi nhờ luật sư cho lời khuyên trong việc tìm kiếm một mặt hàng không thể truy xuất được. Luật sư Goodgame gợi ý về kim cương và rằng nên nói chuyện với Lon Stein, một đại lý kim cương nổi tiếng ở Los Angeles .

Đầu tháng 10, Rifkin đã đặt nền móng để chuyển số tiền bị đánh cắp thành kim cương. Tự xưng là đại diện của một công ty có uy tín, nhà phân phối kim cương Diamond Coast, anh ta đã liên hệ với Stein. Rifkin tuyên bố quan tâm đến việc đặt hàng kim cương trị giá hàng triệu USD. Không nghi ngờ gì, Stein đặt mua kim cương thông qua một công ty thương mại của chính phủ Liên Xô tên là Russalmaz.

Ngày 14/10 cùng năm, Lon Stein xưng danh nhân viên của Ngân hàng Security Pacific, gọi đến văn phòng Russalmaz ở Geneva, Thụy Sĩ xác nhận rằng Security Pacific có đủ tiền để thực hiện các giao dịch mua bán kim cương trị giá hàng triệu USD.

Stein cũng nói rằng sẽ ghé qua văn phòng của Russalmaz ở Geneva vào ngày 26/10 để xem những viên kim cương.

Đúng hẹn, Stein đến văn phòng Russalmaz ở Geneva, đã dành cả ngày hôm đó để kiểm tra kim cương và trở lại vào ngày hôm sau. Stein đồng ý trả cho công ty Liên Xô 8,45 triệu USD để đổi lấy 43.200 carat kim cương.

Mua lại số kim cương này, bằng cách nào đó Rifkin đã buôn lậu được vào Mỹ. Năm ngày sau khi cướp được Security Pacific, anh ta bắt đầu bán kim cương.

Đầu tiên, anh ta bán 12 viên cho một tiệm kim hoàn ở Beverly Hills, Los Angeles, với giá 12.000 USD. Tiếp theo, anh ra đến Rochester, New York với tham vọng bán được nhiều kim cương hơn. Nhưng cũng chính ở đó, âm mưu của Rifkin gặp trục trặc.

Ngày 1/11/1978, anh đến thăm Paul O'Brien, một cựu cộng sự kinh doanh để thông báo đã nhận được kim cương để thanh toán cho một giao dịch bất động sản ở Tây Đức. Rifkin muốn đổi kim cương lấy tiền mặt. Trước khi có cơ hội thực hiện theo yêu cầu của Rifkin, O'Brien đã xem một mẩu tin trên truyền hình mô tả một vụ trộm ngân hàng trị giá hàng triệu đô la ở Los Angeles. Đánh hơi được chuyện mờ ám, O'Brien không lãng phí thời gian, liên lạc ngay với FBI.

O'Brien đã cho phép FBI ghi âm các cuộc gọi từ Rifkin. Vào ngày 5/11, Rifkin gọi điện cho O'Brien. Cuộc trò chuyện có thông tin cho phép các đặc vụ FBI theo dõi Rifkin đến một địa chỉ ở California.

Khoảng nửa đêm đó, hai đặc vụ FBI xuất hiện tại căn hộ, Rifkin đã đầu hàng mà không cần đấu tranh gì. Anh ta cũng chuyển bằng chứng cho các đặc vụ liên bang: một chiếc vali chứa 12.000 USD từ vụ mua bán kim cương ở Beverly Hills và vài chục gói kim cương được giấu trong chiếc áo sơ mi.

Hai đặc vụ FBI bên số tang vật thu được khi bắt giữ Mark Stanley Rifkin. Ảnh: Jerri Wlliams

Hai đặc vụ FBI bên số tang vật thu được khi bắt giữ Mark Stanley Rifkin. Ảnh: Jerri Wlliams

Khi các đặc vụ FBI dẫn Rifkin ra khỏi căn hộ, người bạn tên Wolfson, vốn là nhiếp ảnh gia, đã chụp một vài bức ảnh về cảnh tượng lịch sử này. Wolfson sau đó đem bán ảnh cho các tòa soạn báo vào ngày hôm sau với giá 250 USD, song chỉ vài ngày sau, chính Wolfson cũng bị bắt và xét xử về tội Chứa chấp tội phạm.

Rifkin được đưa đến Trung tâm Cải huấn Metropolitan ở San Diego. Nhưng ngựa quen đường cũ, ngay sau khi được tại ngoại, anh ta càng gặp nhiều rắc rối với FBI. Anh ta đã bắt đầu nhắm mục tiêu đến Ngân hàng Union của Los Angeles, sử dụng cùng một kế hoạch từng làm việc tại Ngân hàng Security Pacific.

Điều mà anh ta không biết là một trong số đồng bọn tham gia vào kế hoạch này là một người cung cấp thông tin cho chính phủ. Rifkin lại bị bắt vào ngày 13/2/1979. Bị xét xử hai tội danh lừa đảo qua mạng, anh ta nhanh chóng ta nhận tội. Ngày 26/3 cùng năm, Rifkin bị kết án 8 năm tù.

Bức ảnh Mark Stanley Rifkin bị hai đặc vụ FBI dẫn ra khỏi nhà, được người bạn thân chụp lại và bán cho các hãng tin với giá 250 USD. Ảnh: Jerri Wlliams

Bức ảnh Mark Stanley Rifkin bị hai đặc vụ FBI dẫn ra khỏi nhà, được người bạn thân chụp lại và bán cho các hãng tin với giá 250 USD. Ảnh: Jerri Wlliams

Các đặc vụ liên bang đã thu hồi được khoảng 2 triệu USD số tiền bị đánh cắp và một kho chứa kim cương lớn. Ngân hàng Security Pacific sau đó đã bán những viên kim cương này để bù lại số tiền thiệt hại.

Những người biết Rifkin đều cảm thấy khó tin rằng chàng kỹ sư máy tính hiền lành ngốc nghếch mình thấy mỗi ngày lại là chủ mưu của một vụ cướp ngân hàng trị giá hàng triệu USD.

Một giáo sư khoa học quản lý tại Đại học Bang California vẫn còn nhớ về học trò cũ với trí tuệ "không phải hạng thường. "Cậu ta luôn đi trước 5 năm so với bất kỳ điều gì khác đang diễn ra trong giới công nghệ", ông nói.

Hải Thư (Theo Time, Social Engineer)

Xem thêm: lmth.7202844-ioig-eht-nert-neit-uad-oac-ehgn-gnoc-pouc-uv-uas-gnud-ohk-uhk-ag/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gã khù khờ đứng sau vụ cướp 'công nghệ cao' đầu tiên trên thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools