Vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, tự tin và thành công là gì? Điều gì nên làm? Điều gì không? Mặc dù tôi là mẹ của hai cậu con trai hạnh phúc và đều khởi nghiệp thành công, nhưng đây là những câu hỏi tôi chưa bao giờ nghĩ đến.
Ngẫm lại thì tôi rất thích đọc những câu chuyện về quá trình thành công của những doanh nhân tự thân, không chỉ Bill Gates và Steve Jobs cho các con mình nghe.
Theo quan điểm của tôi, các doanh nhân tự thân đó, họ không chỉ là những người sáng lập ra các doanh nghiệp vì lợi nhuận, họ là những người kiên cường, luôn nỗ lực để bắt đầu một việc gì đó, những người tạo ra ý tưởng và đưa chúng vào cuộc sống, những người biến đam mê thành những dự án.
Khi tôi nghiên cứu và viết cuốn sách của mình, "Raising an Entrepreneur", tôi đã phỏng vấn 70 phụ huynh, những người đã nuôi dạy nên những đứa con rất thành công, và dưới đây là 4 điểm chung trong cách nuôi dạy con cái của hầu hết trong số họ:
1. Tạo cho trẻ tính độc lập cao
Susan và Anne Wojcicki là hai chị em vô cùng giỏi giang. Susan, giám đốc tiếp thị đầu tiên của Google, trở thành Giám đốc điều hành của công ty vào năm 2014. Anne là người đồng sáng lập 23andMe, một công ty công nghệ sinh học và gen.
Khi tôi nói chuyện với Esther, mẹ của hai cô gái, tôi nhận ra được một điều rằng hai cô con gái của Esther đều lớn lên với niềm tin rằng mẹ của họ tin tưởng rằng họ đều là những người cư xử có trách nhiệm.
Các cô gái được trao cho sự độc lập mà một số bậc cha mẹ, đặc biệt là trong xã hội ngày nay, sẽ chùn bước. Esther nói với tôi: "Tôi đã cho các con tôi cơ hội tự lập từ rất sớm. Tôi đã có ba đứa con trong vòng bốn năm, và không có người giúp đỡ, vì vậy tôi để chúng làm việc giúp đỡ mình trong trường hợp cần thiết."
Những đứa trẻ của cô ấy thích cảm giác độc lập đó. "Tôi nghĩ nó đã mang lại cho chúng rất nhiều sự tự tin. Tôi sẽ đưa cô con gái năm tuổi của mình lên máy bay (một mình) - với bảng tên đeo trên cổ - để đến thăm bà ngoại của nó ở L.A."
Ngay cả khi bạn ngại cho con cái mình sự độc lập như cách mà Esther đã cho con gái của cô ấy, thì "bạn vẫn có thể cho chúng làm những việc trong phạm vi ngôi nhà để đóng góp cho gia đình, chẳng hạn như việc nhà để chúng có trách nhiệm và phát triển sự tự tin của chúng."
2. Tích cực nuôi dưỡng lòng trắc ẩn
Cho con cái thấy và hiểu được cảm giác khi giúp đỡ một ai đó đang gặp khó khăn, dù ở bất cứ nơi đâu, đó là một bước khởi đầu tuyệt vời trong việc phát triển một cái nhìn nhân ái ở con trẻ.
Scott Harrison là người sáng lập tổ chức từ thiện: Nước, một tổ chức phi lợi nhuận phục hồi và duy trì các giếng để giúp mọi người tiếp cận bền vững với nước sạch. Chỉ trong 15 năm, tổ chức từ thiện này đã tài trợ cho 60.000 dự án ở 29 quốc gia đang phát triển, mang lại nước sạch cho 12 triệu người và quyên góp được gần nửa tỷ đô la.
Trước khi Joan, mẹ của Scott qua đời, bà nói với tôi rằng bà cho rằng thành công của anh ấy là nhờ cách nuôi dạy con cái mà bà áp dụng với con mình từ sớm, đó là tinh thần cộng đồng, sự kỷ luật và chăm chỉ.
Khi Scott học tiểu học và trung học, Joan sẽ giúp anh ấy phân loại quần áo, sách và đồ chơi, và họ sẽ tặng chúng cho những đứa trẻ đang cần.
Nhận thức sớm về các vấn đề của người khác cũng có thể khuyến khích trẻ bắt đầu đặt ra những câu hỏi tạo nền tảng cho việc tạo ra một mô hình kinh doanh vì mục đích phục vụ cộng đồng: "Mọi thứ có thực sự phải như vậy không?" "Tôi làm sao để có thể làm cho chúng tốt hơn?"
3. Chào đón thất bại sớm và thường xuyên
Nia Batts là người đồng sáng lập Detroit Blows, một dịch vụ làm đẹp và chăm sóc tóc trọn gói, không độc hại. Tôi gặp Nia khoảng 10 năm trước khi cô ấy làm việc tại Viacom.
Khi tôi hỏi cô ấy làm thế nào để có đủ can đảm rời bỏ công việc vốn ổn định của mình và bắt đầu lại từ đầu, cô ấy nói rằng đó là bởi vì cô ấy đã học được những giá trị của việc thất bại sớm và thường xuyên khi còn nhỏ.
"Mẹ tôi là một luật sư biện hộ. Phần lớn thời gian bà ấy thắng, đôi khi bà ấy thua. Tôi nhớ bố tôi thường hỏi tôi, ‘Hôm nay con thất bại ở điểm nào?’ Ông ấy hỏi tôi khi đang chở tôi đến hoặc tan trường; ông ấy hỏi tôi khi tôi học đại học; và ông ấy hỏi tôi thường xuyên hơn khi tôi bắt đầu đi làm."
Tôi đã thấy rất nhiều bậc cha mẹ cố gắng cứu con mình khỏi thất bại. Nhưng cha mẹ của Nia muốn đảm bảo rằng họ tạo ra một môi trường để thất bại là điều hoàn toàn có thể xảy ra. "Tôi nghĩ rằng họ rất ‘hào hứng’ quan sát quá trình diễn ra khi tôi phát triển và ngẫm ra được bài học từ đó. Cha tôi đã dạy tôi rằng trong vết thương lòng là món quà dành cho chúng ta, và thất bại cũng chính là cơ hội," cô nói.
4. Bỏ quyền kiểm soát và dẫn dắt bằng cách ủng hộ
Trẻ em cần thời gian để khám phá con đường của chúng, và trong khoảng thời gian đó, sẽ có những giai đoạn mà chúng không rõ mình sẽ đi đâu. Trong những tình huống như vậy, một số cha mẹ sẽ nghĩ con mình bị lạc, nhưng cha mẹ của những đứa trẻ sau này trở thành doanh nhân lại nghĩ rằng con họ chỉ đơn giản là đang khám phá nhiều hơn.
Đây là phần khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ: Nếu bạn muốn nuôi nấng nên một doanh nhân, bạn cần phải dẫn dắt chúng bằng cách ủng hộ, bất kể con bạn muốn đi đâu.
Kenneth Ginsburg, tác giả của cuốn "Building Resilience in Children and Teens", đưa ra lời khuyên này: "Thoát ra khỏi một con đường nào đó là một thử thách. Chúng ta muốn giúp đỡ, sửa chữa và hướng dẫn con trẻ. Nhưng chúng ta phải tự nhắc nhở bản thân rằng khi chúng ta để chúng tự tìm hiểu mọi thứ, nó đồng nghĩa với việc chúng ta đang truyền đạt điều này: "Ba/mẹ nghĩ con là người có năng lực và thông minh."
Nói cách khác, hãy xem con bạn muốn gì, đam mê của chúng là gì, chúng giỏi điều gì và điều gì khiến chúng hạnh phúc. Cho phép "món quà tự nhiên" của chúng tự bộc lộ. Sau đó, hỗ trợ chúng. Nói với chúng rằng bạn tự hào về chúng như thế nào vì chúng đã thành công trên con đường mình đã chọn. Và sau đó nói lại với chúng cho đến khi bạn chắc chắn rằng chúng tin vào điều đó.
Chúng có thể không đi theo sự nghiệp mà bạn đã chọn, nhưng nếu chúng có thể theo đuổi đam mê của mình, chúng sẽ hạnh phúc và vui vẻ. Đó không phải là điều mà tất cả các bậc cha mẹ muốn hay sao?
Tác giả của bài viết là Margot Machol Bisnow, một nhà văn, một bà mẹ và chuyên gia nuôi dạy con cái. Cô đã có 20 năm làm việc trong chính phủ, bao gồm cả với tư cách là Ủy viên FTC và Tham mưu trưởng của Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống, và là tác giả của cuốn "Raising an Entrepreneur: How to Help Your Children Achieve Their Dream."
http://tintuc.vdong.vn/07/1413513.htmNhư Nguyễn
Theo Trí Thức Trẻ