vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyên gia chỉ ra 7 lý do làm 'giọt nước tràn ly' khiến hàng nghìn nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc

2022-07-08 09:14

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6; 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 4/7, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết theo báo cáo của các địa phương (giai đoạn 2021 và 6 tháng đầu năm 2022) có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc.

Trong đó, năm 2021 có 5.284 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc; 6 tháng đầu năm 2022, có 4.113 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc (3.756 viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các Sở Y tế và 357 viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế).

Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…

Xung quanh nội dung đang được dư luận quan tâm, phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã trao đổi với TS Nguyễn Huy Quang - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

 Chuyên gia chỉ ra 7 lý do làm giọt nước tràn ly khiến hàng nghìn nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc - Ảnh 1.

Theo TS Nguyễn Huy Quang có 7 lý do và 'giọt nước làm tràn ly' khiến hàng nghìn nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc.

Cần thiết phải có đánh giá tổng thể về thực trạng nhân viên y tế nghỉ việc

PV: Theo ông, đâu là lý do khiến dẫn đến 'làn sóng' nhân viên y tế nghỉ việc lên đến con số gần 9.400 người trong 1,5 năm qua?

TS Nguyễn Huy Quang: Khi nhân viên y tế xin nghỉ việc, chứng tỏ nơi đó đã không còn đủ hấp dẫn, không còn đủ sức giữ chân họ (về lương, phụ cấp, điều kiện làm việc…) trước nhiều ngã rẽ khác.

Muốn biết được nguyên nhân chính xác của vấn đề này cần thiết phải có đánh giá tổng thể về thực trạng nhân viên y tế nghỉ việc.

Theo đó, cần thống kê số lượng nhân viên y tế nghỉ việc trong cả nước từ trung ương đến địa phương; đánh giá việc nghỉ việc này là từ bệnh viện nào, bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh hay địa phương, đâu là nơi chuyển nhiều nhất. Việc chuyển này ở chuyên khoa nào, có phải các chuyên khoa "hot" như ngoại, giải phẫu thẩm mỹ, sản, răng hàm mặt hay cả các chuyên khoa giải phẫu tử thi, đông y, phục hồi chức năng, giám định pháp y, lao, phong…

Ngoài ra, cũng cần đánh giá về lứa tuổi của các bác sỹ, nhân viên y tế khác nghỉ việc, chuyển việc. Nếu từ độ tuổi 35 đến 40 – độ tuổi chững chạc về nghề nghiệp họ chuyển đi thì rất đáng lo ngại. Việc đánh giá thực trạng này cần phải phân loại tổng thể nguồn nhân lực theo chức danh nghề nghiệp như bác sỹ, kỹ thuật viên hay điều dưỡng viên... Bên cạnh đó, còn phải đánh giá mục đích nghỉ việc là để chuyển sang khu vực y tế tư nhân, mở phòng mạch riêng hay vì áp lực mà bỏ đi tìm công việc khác phù hợp hơn.

Tôi cho rằng chỉ đến khi có sự thống kê, đánh giá toàn diện, chúng ta mới có thể thấy được thực trạng, mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, từ đó mới tìm ra được nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan để có giải pháp khắc phục.

Tuy nhiên với kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, từ các trường hợp cán bộ, nhân viên y tế khu vực công nghỉ việc trong thời gian qua, tôi cho rằng có khá nhiều nguyên nhân.

7 lý do và 'giọt nước tràn ly' khiến hàng nghìn nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc

PV: Vậy, các nguyên nhân đó theo ông là gì?

TS Nguyễn Huy Quang: Trước hết, y bác sĩ nghỉ việc là do thu nhập thấp - đây là điều kiện tất yếu.

Vì sao tôi nói đây là nguyên nhân đầu tiên khiến các y bác sĩ nghỉ việc, thôi việc? Phân tích có thể thấy, một bác sĩ để có kỹ năng thực hành y khoa được người bệnh công nhận, ít nhất phải có chục năm được đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Thời điểm này, họ đã đến 30-35 tuổi và phải đối mặt với gánh nặng, trách nhiệm về con cái, gia đình. Với mức lương khoảng 5-7 triệu đồng không thể khiến họ yên tâm công tác, yên tâm cống hiến được.

Trong khi đó, người giúp việc hiện nay có mức lương khoảng 7-10 triệu đồng, người phụ hồ với mức chi trả hơn 300 nghìn/ngày công, cũng có số thu nhập 9-10 triệu đồng/tháng. Điều này khiến bất cứ ai cũng phải đặt lên bàn cân để so sánh.

Thứ hai, áp lực công việc nặng nề và an toàn nghề nghiệp chưa bảo đảm. Làm ở khu vực y tế công, không chỉ đối mặt với áp lực công việc lớn, trực bệnh viện liên tục, người bệnh ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao cho nên bác sĩ, nhân viên y tế luôn cảm thấy mệt mỏi, không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động.

Bên cạnh đó, họ còn phải đối diện với sự xúc phạm, thậm chí đe dọa đến sức khỏe và tính mạng từ phía người bệnh và người thân của họ. Trong khi, cơ chế để bảo vệ họ còn nhiều bất cập.

Thứ ba, để nâng cao chất lượng khám, chẩn đoán, điều trị cần thiết phải có đầy đủ thuốc, vật tư y tế, có như vậy bác sĩ mới có khả năng cống hiến, đem kinh nghiệm của mình phục vụ người bệnh. Tuy nhiên hiện nay ở các bệnh viện công còn thiếu quá nhiều thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế trong khi ở bệnh viện tư, họ sẵn sàng đáp ứng đủ thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế.

Thứ tư, môi trường làm việc chưa thật sự được đáp ứng. Bác sĩ, nhân viên y tế làm việc trong môi trường có áp lực rất lớn nhưng lại không được động viên, đánh giá đúng mức từ người bệnh, từ xã hội đến cả các cấp quản lý.

Điều đó đẫn đến tâm lý công việc của mình không được đánh giá công bằng, khách quan. Trong khi ra làm việc ở các bệnh viện tư họ lại cảm thấy thoải mái, yên tâm cống hiến do được đánh giá đúng năng lực.

Thứ năm, điều kiện học tập, trau dồi kỹ năng thực hành y khoa của bác sĩ, nhân viên y tế trong khu vực công cũng khác so với khu vực tư nhân. Khi làm ở khu vực công, y bác sĩ muốn đi học phải chờ lần lượt, phải đáp ứng các yêu cầu của bệnh viện...

Trong khi đó, ở khu vực y tế tư nhân nếu muốn đi học, bác sĩ, nhân viên y tế sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để được đào tạo, nâng cao tay nghề.

Thứ sáu, khả năng thăng tiến cũng có sự khác biệt. Tại bệnh viện công, muốn làm trưởng, phó khoa phải đi học lý luận chính trị trung cấp, ngoại ngữ, phải ở trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo đã được phê duyệt...

Trong khi đó ở bệnh viện tư, chỉ cần có tay nghề, kỹ năng thực hành y khoa, có uy tín, đông bệnh nhân…là đã có thể được bổ nhiệm.

Thứ bảy, quản trị bệnh viện công khác so với bệnh viện tư. Việc quản lý các bệnh viện công vẫn theo thói quen từ trước đến nay nên ít có sự thay đổi trong khi ở khu vực y tế tư nhân vấn đề này lại được đặc biệt chú trọng, thay đổi thường xuyên, tiếp cận được với các phương thức quản trị bệnh viện trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân thu hút bác sĩ, nhân viên y tế chuyển đến khu vực y tế tư nhân.

PV: Ông nghĩ sao về một nguyên nhân nữa là "những vất vả từ đại dịch COVID-19 vừa qua là một yếu tố quyết định khiến nhân viên y tế phải quyết định nghỉ việc, bỏ việc"?

 Chuyên gia chỉ ra 7 lý do làm giọt nước tràn ly khiến hàng nghìn nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc - Ảnh 2.

Chuyên gia cho rằng những vất vả từ đại dịch COVID-19 vừa qua là "giọt nước làm tràn ly" khiến nhân viên y tế phải quyết định nghỉ việc, bỏ việc Ảnh: minh hoạ

TS Nguyễn Huy Quang: Không chỉ thu nhập và nhiều nguyên nhân như đã phân tích trên đây dẫn đến tình trạng bác sĩ, nhân viên y tế thuộc bệnh viện công nghỉ việc mà những vất vả từ đại dịch COVID-19 vừa qua là "giọt nước làm tràn ly" khiến nhân viên y tế phải quyết định nghỉ việc, bỏ việc.

Sau đại dịch COVID-19 vừa qua, ở nhiều nơi nhân viên y tế phải gánh vác các công việc nặng nề, vất vả không quản ngày đêm nhưng đến nay chế độ phụ cấp vẫn chưa được thanh toán. Điều đó khiến họ thấy không còn động lực để tiếp tục làm việc, cống hiến.

Cơ sở y tế công lập sẽ phải mất nhiều năm nữa để đào tạo, huấn luyện một lứa cán bộ, nhân viên y tế có tay nghề

PV: Vậy theo ông cần làm gì để giải quyết được tình trạng này?

TS Nguyễn Huy Quang: Các cơ sở y tế công lập sẽ phải mất nhiều năm nữa để đào tạo, huấn luyện được một lứa cán bộ có tay nghề, có chuyên môn. Trong khi đó, chính cá nhân nhân viên y tế đó cũng thiệt thòi vì mất cơ hội học tập, phát triển ở bệnh viện công và phải thích ứng với chỗ làm việc.

Khi có sự thiếu hụt bác sĩ, nhân viên y tế lành nghề, chất lượng chăm sóc người bệnh chắc chắn sẽ không bảo đảm. Điều đó cho thấy người bệnh sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng và thiệt thòi nhiều nhất.

Để giải quyết tình trạng này phải có giải pháp trước mắt và lâu dài. Nhưng tôi cho rằng dù giải pháp gì cũng đều phải chú trọng vào tăng cường sức hấp dẫn của các bệnh viện công lập mới có thể giữ chân được các bác sĩ, nhân viên y tế đang làm việc trong khu vực này.

PV: Xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Huy Quang

Theo Thái Bình

Sức khỏe & Đời sống

Xem thêm: nhc.85123119080702202-ceiv-ioht-ceiv-ihgn-et-y-neiv-nahn-nihgn-gnah-neihk-yl-nart-coun-toig-mal-od-yl-7-ar-ihc-aig-neyuhc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyên gia chỉ ra 7 lý do làm 'giọt nước tràn ly' khiến hàng nghìn nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools