vĐồng tin tức tài chính 365

Trẻ hôn mê vì ăn thức ăn để trong tủ lạnh, bác sĩ khuyến cáo biện pháp phòng ngừa tiêu chảy

2022-07-08 12:53

Vừa qua, BVĐK Hồng Ngọc tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.T.H (6 tuổi - Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tiêu chảy nặng sau khi ăn cơm rang để trong tủ lạnh qua đêm.

Trước đó, bé bị tiêu chảy liên tục 4-5 lần trong nửa ngày kèm theo hiện tượng nôn ói, mệt mỏi. Khi thấy bé lả đi thì gia đình mới hốt hoảng đưa bé tới bệnh viện cấp cứu.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết, bé bị tiêu chảy cấp khiến cơ thể tụt huyết áp, mất nước và các khoáng chất. Nguyên nhân sơ bộ là do ngộ độc thực phẩm, theo thông tin gia đình cung cấp là bé ăn phải thức ăn bảo quản không đúng cách trong tủ lạnh (để qua đêm, không bọc kỹ thực phẩm, để chung với thực phẩm tươi sống).

Qua trường hợp của bé N.T.H có thể thấy rằng, việc ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh nhưng không được bảo quản đúng cách có thể dẫn đến bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy nặng thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo công bố của WHO năm 2019, bệnh tiêu chảy đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

3 sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh mà nhiều người mắc phải

Ngày nay, tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Tủ lạnh giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn, tươi ngon hơn… nhưng cần phải biết bảo quản đúng cách.

Thực tế, có nhiều người, vì ăn thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh mà dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… Thế nhưng, đừng vội đổ oan cho tủ lạnh mà chính việc bảo quản thực phẩm sai cách mới khiến bạn gặp phải những rắc rối ấy.

Người dùng tủ lạnh thường mắc phải những sai lầm dưới đây nên đã vô hình biến tủ lạnh thành nguyên nhân gây hại.

Không bọc kỹ thực phẩm

Trong tủ lạnh có sự tồn tại của nhiều vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus... Vì thế, nếu không bọc kỹ thực phẩm, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào và gây hại cho sức khỏe khi con người sử những thực phẩm này.

Để chung thức ăn chín với đồ tươi sống

Thực phẩm sống như thịt, cá, tôm… có thể chứa nhiều vi khuẩn bên trong. Nếu không cẩn thận, những loại vi khuẩn này có thể lan sang đồ ăn chín khi chúng ta để chung đồ tươi sống và thức ăn chín trong tủ lạnh.

(bài air ngày mai ạ) Trẻ hôn mê vì ăn thức ăn để trong tủ lạnh, bác sĩ khuyến cáo biện pháp phòng ngừa tiêu chảy - Ảnh 1.

Cả người lớn và trẻ nhỏ ăn đồ thừa trong tủ lạnh để lâu ngày dễ bị ngộ độc thực phẩm

Để quá lâu

Dù tủ lạnh có khả năng giữ độ tươi ngon cho thực phẩm nhưng chỉ nên trữ thực phẩm trong một thời gian nhất định. Việc để thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu cũng có thể là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe vì thực phẩm này bị nhiễm khuẩn, biến chất, dập úng và hư hỏng khi để lâu.

Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phù hợp nhất

Tùy từng loại thực phẩm sẽ có thời gian bảo quản trong tủ lạnh khác nhau, Bác sĩ Trung tâm dinh dưỡng BVĐK Hồng Ngọc hướng dẫn thời gian bảo quản và cách bảo quản một số thực phẩm như sau:

Hải sản, thịt sống, gia cầm: tối đa 4 ngày cho đồ sống, chỉ để 3 ngày khi nấu chín. Ngoài ra cần đặt thực phẩm sống trên một cái đĩa, hộp đựng để tránh nước từ thực phẩm nhỏ vào thức ăn khác ở ngăn bên dưới. Cố gắng giữ riêng từng loại sản phẩm để tránh nhiễm chéo.

Hoa quả và rau: cần tách riêng hoa quả và rau khi bảo quản trong tủ, tránh việc rau hấp thụ khí ethylene thải ra từ một số loại trái cây và sẽ bị hỏng sớm. Có thể sử đựng thoáng khí để bảo quản rau, để củ quả nặng hơn ở dưới và để rau lá lên trên. Một số trái cây như chuối, bơ, đào, mơ... không cần phải được bảo quản trong tủ lạnh bởi chúng thải ra khí ethylene sẽ khiến thực phẩm gần đó chín hoặc nhanh hỏng hơn.

Trứng, các sản phẩm từ sữa: bảo quản thời gian từ 3 đến 5 tuần, nên để trứng và các sản phẩm từ sữa… ở ngăn chính tủ lạnh để có nhiệt độ ổn định. Đối với các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ nếu dùng còn dư cần được bảo quản trong hộp kín, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác.

Thức ăn thừa và các sản phẩm khô: không để quá 2 ngày và cần cho vào hộp kín chuyên dụng để tránh lan mùi sang đồ ăn khác.

(bài air ngày mai ạ) Trẻ hôn mê vì ăn thức ăn để trong tủ lạnh, bác sĩ khuyến cáo biện pháp phòng ngừa tiêu chảy - Ảnh 2.

Cần bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe

Phương pháp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn trong tủ lạnh

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên: Tần suất vệ sinh tủ lạnh thích hợp nhất là 1 lần/tuần, vệ sinh đúng cách mọi ngăn tủ để loại trừ vi khuẩn có thể sống sót và phát triển.

Rửa sạch và chia nhỏ thực phẩm trước khi bỏ vào tủ: Rửa sạch thực phẩm trước khi bảo quản sẽ loại bỏ các chất độc hại (thuốc trừ sâu, phân...) cùng các vi khuẩn có hại, sau khi rửa cần để ráo nước hoàn toàn mới cho vào tủ.

Sắp xếp và bảo quản thông minh: Việc làm này giúp tủ lạnh luôn ngăn nắp và sạch sẽ, bảo quản thực phẩm sống và chín riêng biệt sẽ tránh nhiễm khuẩn. Cần nhớ các thực phẩm khi bảo quản cần có nắp đậy hoặc bỏ trong bọc kín.

Loại bỏ những thực phẩm không còn sử dụng được: nên ghi nhớ hạn sử dụng của thực phẩm để loại bỏ kịp thời, tránh trường hợp để lâu trong tủ lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và lây lan sang các thực phẩm khác.

Tủ lạnh không có lỗi mà lỗi là do chúng ta đang bảo quản thực phẩm sai cách. Hãy khắc phục để không làm hại đến sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình.

(bài air ngày mai ạ) Trẻ hôn mê vì ăn thức ăn để trong tủ lạnh, bác sĩ khuyến cáo biện pháp phòng ngừa tiêu chảy - Ảnh 3.
http://tintuc.vdong.vn/07/1417503.htm

Nguyễn Phượng

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.65092617170702202-yahc-ueit-augn-gnohp-pahp-neib-oac-neyuhk-is-cab-hnal-ut-gnort-ed-na-cuht-na-iv-em-noh-ert/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trẻ hôn mê vì ăn thức ăn để trong tủ lạnh, bác sĩ khuyến cáo biện pháp phòng ngừa tiêu chảy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools