Theo quy định mới, các nhà xuất khẩu bột mì sẽ cần phải được chính phủ cho phép trước khi xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng và bình ổn giá cả trong nước.
Trước đó, xuất khẩu ngũ cốc nguyên hạt cũng đã được Ấn Độ giảm bớt từ tháng 5 nhằm tăng lượng dự trữ lương thực quốc gia sau khi tình trạng thiếu lương thực toàn cầu do xung đột tại Ukraine đang khiến giá cả leo thang.
Theo quy định mới, các nhà xuất khẩu bột mì sẽ cần phải được chính phủ cho phép trước khi xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng và bình ổn giá cả trong nước.
Thông báo nêu rõ: "Tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu về lúa mì và bột mì đã dẫn tới biến động về giá và có thể kéo theo các vấn đề liên quan đến chất lượng. Vì vậy, điều quan trọng là cần đảm bảo chất lượng bột mì xuất khẩu từ Ấn Độ".
Từ tháng 5/2022, lúa mì nguyên hạt sẽ không được xuất khẩu nếu chưa được chính phủ thông qua, khiến giá mặt hàng này trên toàn cầu tăng kỷ lục và khiến Ấn Độ bị nhiều nước "kêu ca".
Nga và Ukraine cung cấp 1/4 nguồn cung ngũ lúa mì toàn cầu, nhưng xung đột tại Ukraine đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng khan hiếm trên toàn thế giới.
Lúa mì là loại ngũ cốc chính tại Ấn Độ, nước sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Năm 2021, Ấn Độ sản xuất 109 triệu tấn lúa mì nhưng chỉ xuất khẩu 7 triệu tấn. Một đợt nắng nóng tháng 3 và 4 đã làm giảm 1/5 sản lượng lúa mì, dẫn đến những lo ngại khan hiếm trên thị trường nội địa.
VTV.vn - Hiện nay, việc không xuất khẩu được lương thực đã khiến hàng tấn lúa mì đang "đắp chăn" trong các nhà kho, có thể bị hỏng bất cứ lúc nào.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.45505954180702202-im-tob-uahk-taux-tahc-teis-od-na/et-hnik/nv.vtv