Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 tham gia một cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên, được Hãng tin KCNA công bố vào tháng 4-2022 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Yonhap, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo rằng các "quỹ đạo" này được phát hiện vào khoảng 18h ngày 10-7 theo giờ địa phương, tức khoảng 16h cùng ngày theo giờ Việt Nam.
JCS cũng cho biết quân đội đã tăng cường giám sát và nâng mức độ cảnh báo sau diễn biến này. Phía Hàn Quốc không cung cấp thêm thông tin chi tiết, chẳng hạn như số lượng phát bắn chính xác hay địa điểm bắn.
“Cùng với việc tăng cường khả năng giám sát và sự cảnh giác của quân đội, Hàn Quốc và Mỹ đang hợp tác chặt chẽ, đồng thời duy trì tư thế sẵn sàng chiến đấu", JCS tuyên bố.
Triều Tiên thường bắn thử MLR trong các cuộc tập trận quân sự. Trong những năm gần đây, Bình Nhưỡng đã phát triển các phiên bản lớn hơn của những hệ thống phóng này.
Các tên lửa và rocket được coi là trọng tâm trong kế hoạch tấn công các mục tiêu của Triều Tiên ở Hàn Quốc, trong trường hợp xảy ra xung đột.
Năm 2022, Triều Tiên đã bắn thử một loạt tên lửa nhiều loại, từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất đến các loại MLR cỡ nhỏ.
Theo Hãng tin Reuters, Hàn Quốc đang phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa trị giá 2,6 tỉ USD, tương tự như hệ thống "Vòm Sắt - Iron Dome" của Israel. Hàn Quốc phát triển hệ thống này với mục đích tự vệ trước các vũ khí của Triều Tiên.
Khu vực xung quanh thủ đô Seoul là nơi sinh sống của khoảng một nửa trong số 52 triệu dân của Hàn Quốc. Khu vực này nằm trong tầm bắn của các loại súng tầm xa và nhiều bệ phóng tên lửa của Triều Tiên.
TTO - Sự kiện tập trung vào các bộ phận "Hướng dẫn đời sống đảng" (PLG) - những tổ chức chịu trách nhiệm giám sát lòng trung thành của các quan chức và đảng viên trên khắp Triều Tiên.
Xem thêm: mth.47501800201702202-tekcor-nab-neit-ueirt-ihgn-couq-nah/nv.ertiout