Là nữ CEO của ngành nhôm kính, chị Diệp Hạ Hằng say mê một cách kỳ lạ đối với loại vật liệu này. Chị vừa có những chia sẻ khá thú vị về hành trình phát triển của Tập đoàn nhôm An Lập Phát.
Tại sao vào năm 2015, chị lại quyết định từ Mỹ về nước, thay ba tiếp quản công ty?
Lúc đó tôi vừa tốt nghiệp tại Mỹ, cũng chưa có ý định nối nghiệp gia đình. Nhưng khi trở về nước, nhận thấy ba sức khỏe không tốt nên tôi bắt đầu tìm hiểu việc điều hành công ty. Ban đầu thì tôi cũng chưa hiểu nhiều về nhôm đâu, nghe có vẻ khô khan. Nhưng càng làm thì càng say mê, thấy nhôm rất thú vị.
Đây là loại vật liệu được dùng rất nhiều trong cuộc sống. Từ những vật dụng thân thuộc như cửa, bàn, ghế,… đến các phương tiện hiện đại như tên lửa, máy bay,… thì đều có bộ phận có thể sản xuất từ nhôm. Điều này khiến tôi băn khoăn: tại sao nhôm hay như vậy mà nhiều người chưa để ý? Và đó là một trong những việc mà tôi nghĩ mình có thể làm để công ty ngày càng tốt hơn.
Người Việt mình rất coi trọng ngôi nhà. Nhà có bền vững, ổn định thì mình mới ra ngoài phát triển sự nghiệp được. Vì vậy, chúng tôi đã chọn cái tên An Lập Phát - là viết tắt của cụm từ An cư - Lập nghiệp - Phát triển.
Riêng nhôm An Lập Phát thì còn tuân thủ nhiều tiêu chuẩn từ trong nước tới quốc tế, như hệ thống quản lý ISO 9001:2015; hệ thống sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 9366 - 2:2012 & QCVN 16:2017/BXD; và tiêu chuẩn chất lượng Hoa Kỳ ASTM B221M-21 - một trong những tiêu chuẩn khắt khe và uy tín trên thế giới. Chúng tôi tự tin một ngôi nhà có ứng dụng nhôm An Lập Phát sẽ mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người sử dụng. Và khi tâm đã an, chúng ta sẽ sẵn sàng ra ngoài và phát triển vì bản thân và gia đình.
Việc đổi tên gắn với việc thay đổi cả hoạt động, cấu trúc,… của công ty. Điều này có khiến chị đối mặt với khó khăn?
Phải nói là cực kỳ khó khăn. Trước tiên là vì tôi quá trẻ, không có nhiều kinh nghiệm. Những đề xuất đưa ra thường bị đánh giá là rủi ro. Thứ hai nữa tôi là nữ, phải đối mặt với định kiến là liệu có dám lăn xả như nam giới trong một ngành về kim loại hay không?
Để đương đầu và vượt qua thử thách thì tôi chỉ có một bí quyết thôi, đó là dấn thân. Tôi làm không biết mệt, sát cánh cùng mọi người, mọi bộ phận, có khi tới 15 tiếng một ngày. Tôi nghĩ quan trọng nhất là phải "biết những gì mình không biết", liên tục học hỏi, không ngại khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mọi thay đổi, không được hạn chế mình ở bất cứ định kiến nào.
Vậy theo chị, gốc rễ phát triển của An Lập Phát là gì?
Đó chính là con người. Khi tuyển dụng bất cứ ai thì chúng tôi đều hỏi sứ mệnh của họ là gì, xem có hợp với sứ mệnh chung của công ty hay không. Nhờ vậy mà 90% anh chị em tại An Lập Phát càng làm càng thích vì họ thấy nhôm thực sự rất có ích, mang lại giá trị bền vững cho xã hội. Tất cả đều tâm niệm rằng mọi sản phẩm khi đưa ra thị trường đều phải có chất lượng tốt nhất.
Lúc khó khăn là chúng tôi "rèn quân", chuẩn bị nón, giáp để xông vào "cuộc chiến". Giống như một hình tượng nhân vật mà tôi rất thích là Thánh Gióng - khi có đại sự là nhanh chóng vươn vai lớn dậy. Tôi đề cao sự chủ động thay đổi nhưng nếu có rủi ro thì vẫn đảm bảo được cho anh chị em, cho công ty.
Riêng tại An Lập Phát, "resilience" cũng là một trong những nét đặc trưng của đội ngũ nhân sự - kiên cường, không ngại chông gai, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, biến thử thách thành cơ hội, bứt phá mọi rào cản. Điều này cũng tương đồng với hình tượng Thánh Gióng - khi gậy sắt gãy thì ngay lập tức nhổ tre đánh giặc, chứ không chịu lùi bước.
Trở lại với hình tượng cây tre - chị đã hài lòng với sự phát triển của "cây tre" An Lập Phát?
Tôi vẫn chưa hài lòng, vì như vậy nghĩa là giậm chân tại chỗ, là cái tôi sợ nhất. Cứ mỗi năm là tôi lại tổng kết xem đã làm được gì và đưa ra một tầm nhìn xa hơn. So với năm 2015 thì công ty hiện tại đã rất khác rồi - có những thay đổi mà mọi người nhìn thấy được, cũng có những việc đang được đầu tư như đẩy mạnh thương hiệu, lan tỏa giá trị của nhôm.
Ví dụ rõ ràng nhất là năm nay, chúng tôi đặt ra tầm nhìn trở thành thương hiệu Việt tiên phong nâng tầm giá trị của nhôm, dẫn đầu thị trường về các giải pháp ứng dụng nhôm trong cuộc sống với sứ mệnh tối đa hóa sự đóng góp của nhôm cho một xã hội phát triển bền vững.
Để làm được điều này, An Lập Phát xoay quanh ba giá trị cốt lõi: Chất lượng - Đổi mới - Bền vững. Đầu tiên, chất lượng luôn là hàng đầu - từ sản phẩm cho đến phục vụ khách hàng. Chúng tôi tiêu chuẩn hóa trong mọi công đoạn với cả khối óc, đôi tay và con tim, luôn chủ động cung cấp các giải pháp kịp thời cho khách hàng. Bên cạnh đó, An Lập Phát cũng không ngừng phát triển sản phẩm mới, làm sao để nó mang lại nhiều tiện ích nhất cho người dùng. Và cuối cùng, tất cả sản phẩm của chúng tôi đều có vòng đời tối thiểu từ 5 đến 10 năm, giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng.
Dẫu nhôm là vật liệu xanh, chúng tôi vẫn không ngừng cải tiến công nghệ sao cho quá trình sản xuất càng thân thiện với môi trường càng tốt, vì cuộc sống vững bền của thế hệ sau. Không những thế, chúng tôi còn chú trọng xây dựng những chương trình hành động vì cộng đồng, góp sức vào các hoạt động thiện nguyện. Như tôi vẫn hay nói: An Lập Phát sẽ luôn ở đây, cam kết đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng, xã hội.
Xem thêm: mth.71135755140702202-mohn-irt-aig-mat-gnan-hnem-us-gnuc-oec-un/nv.ertiout