Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Tinh thần là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự nhưng ai sai phạm thì phải xử lý; bảo vệ, khuyến khích những người làm đúng, những người làm ăn chân chính, hiệu quả" - Ảnh: VG
Chiều 14-7, Chính phủ tổ chức Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.
Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng và nêu rõ những hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản; tổng hợp kinh nghiệm trong nước, quốc tế, từ đó đề xuất giải pháp đối với lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực liên quan để đảm bảo thị trường bất động sản tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến với các thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Dự hội nghị tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có Phó thủ tướng Lê Minh Khái; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo các bộ ngành: Tài chính, Tài nguyên và môi trường; Công an; Kế hoạch và đầu tư;... đại diện các hiệp hội, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, bất động sản.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ trong thời gian qua, tình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, bất ổn, khó lường, tác động tới nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn.
Nước ta vẫn có những nền tảng rất cơ bản để phát triển tất cả các ngành, lĩnh vực đúng hướng, bền vững, nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là để xử lý các vấn đề đặt ra, vượt qua các khó khăn, thách thức.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trình bày báo cáo - Ảnh: VGP
Thủ tướng nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, đạt mức tăng trưởng theo chỉ tiêu Quốc hội giao; trong đó, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường.
Thủ tướng nêu rõ, thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng.
"Tinh thần là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự nhưng ai sai phạm thì phải xử lý; bảo vệ, khuyến khích những người làm đúng, những người làm ăn chân chính, hiệu quả", Thủ tướng nhấn mạnh.
"Đang thiếu gay gắt nhà ở xã hội, nhà cho công nhân"
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày báo cáo về thị trường bất động sản - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo đánh giá toàn diện thị trường bất động sản năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã chỉ ra 13 tồn tại của thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó có những tồn tại liên quan đến việc lựa chọn chủ đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất, phê duyệt quy hoạch còn chậm.
Theo ông Nghị, nguồn cung nhà ở thương mại giảm hầu hết ở các địa phương, nhiều dự án còn vướng mắc. Đặc biệt, hiện nay thiếu gay gắt nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, trong khi giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng.
Liên quan đến giao dịch bất động sản, ông Nghị đã chỉ ra thực trạng các giao dịch chưa minh bạch, còn hiện tượng kê khai 2 giá, nhiễu loạn thị trường. Công tác thông tin tại một số địa phương chưa công khai, minh bạch và công tác đấu giá đất còn hạn chế…
Liên quan đến các giải pháp phát triển thị trường bất động sản, ông Nghị cho rằng cần theo dõi sát tình hình, kịp thời các giải pháp để làm lành mạnh thị trường, tăng kiểm tra rà soát. Khẩn trương lập, phê duyệt quy hoạch, công khai minh bạch thông tin. Đặc biệt kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đưa thông tin nhiễu loạn.
Phát biểu tại điểm cầu TP.HCM, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Hoàng Quân cũng cho biết cơ cấu sản phẩm bất động sản ở TP đang mất cân đối. Tỉ lệ căn hộ ở phân khúc bình dân thường chiếm cao nhất, nhưng hiện phân khúc bình dân chiếm tỉ lệ thấp nhất, trong khi phân khúc cao cấp lại tăng.
Để đảm bảo cân đối, ông cho rằng cần có các giải pháp cụ thể để giảm sự lệch pha giữa phân khúc cao cấp và trung cấp.
Ông cũng cho rằng cần hạn chế những nhà đầu tư yếu kém, huy động vốn tràn lan, gây ra các rủi ro.
Về giải pháp, người đứng đầu Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị tháo gỡ các điểm nghẽn lớn của TP về thủ tục, xác định nghĩa vụ tài chính, cơ chế giao đất… tránh ảnh hưởng đến kêu gọi đầu tư.
* TTO tiếp tục cập nhật
TTO - Nguồn cung nhà ở từ năm 2021 đến nay sụt giảm mạnh, trong khi giá bán nhà lại vọt tăng so với năm 2020. Trong một năm rưỡi, cả nước chỉ có thêm khoảng 36.000 căn hộ thương mại xây mới, căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 biến mất khỏi thị trường.
Xem thêm: mth.45430415141702202-auq-ueih-hnihc-nahc-na-mal-iougn-hcihk-neyuhk-ev-oab-gnout-uht/nv.ertiout