vĐồng tin tức tài chính 365

Hai cựu tư lệnh cảnh sát biển bị đề nghị 15-17 năm tù

2022-07-15 11:43

Sau hai ngày xét xử, sáng 14/7, tại Tòa án Quân sự thủ đô, VKS Bộ đội Biên phòng đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án với 14 bị cáo trong vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng giả, liên quan 9 cán bộ biên phòng, cảnh sát biển.

Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 3 và Lê Văn Minh, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 4, lần lượt bị đề nghị tuyên phạm tội Nhận hối lộ, theo Điều 354, Bộ luật Hình sự. VKS cũng đề nghị HĐXX tuyên cấm hai bị cáo đảm nhiệm công việc, chức vụ liên quan lĩnh vực kinh tế trong 5 năm sau khi chấp hành xong án tù.

Trong vụ án, ông Minh bị VKS cáo buộc "vì động cơ vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn" đã trực tiếp và thông qua vợ con, nhận 6,9 tỷ đồng của "trùm" buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh).

Ông Thanh nhận 1,8 tỷ đồng và tạo điều kiện cho việc vận chuyển xăng lậu trên biển "trong thời gian dài, tần suất nhiều chuyến/tháng". Tại phiên tòa, ông Thanh không thừa nhận song cũng không giải thích được lý do nhận tiền, bản luận tội nêu.

Bị cáo Lê Văn Minh (áo tráng) tại phiên tòa,

Bị cáo Lê Văn Minh (áo trắng) tại phiên tòa,

Là người duy nhất bị truy tố hai tội danh, đại tá Nguyễn Thế Anh bị VKS đề nghị tuyên tù chung thân cho tội Nhận hối lộ và 1-2 năm vì Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, tổng hợp mức án là chung thân.

VKS nêu, ông Thế Anh phụ trách nhiều cương vị trọng yếu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và chống buôn lậu nói riêng, nhưng "vì tư lợi", đã đồng ý giúp đỡ, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu xăng và nhận hối lộ trên 19 tỷ đồng.

Khi nhóm buôn lậu bị bắt, ông Thế Anh còn hướng dẫn, đưa tiền cho đồng phạm đi trốn nhằm "che giấu hành vi nhận hối lộ" của mình.

Tại tòa, ông Thế Anh kêu oan, phủ nhận mọi cáo buộc, song nhà chức trách nhận định qua các bằng chứng, tài liệu và lời khai của các đồng phạm, người làm chứng, có đầy đủ cơ sở buộc tội.

Đại tá Phùng Danh Thoại, cựu Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, bị VKS đề nghị 7-9 năm tù về tội Buôn lậu, theo khoản 4, Điều 188, Bộ luật Hình sự. Ông Thoại là người duy nhất trong 14 người bị truy tố tội danh này. Theo cáo buộc, ông đã góp vốn 5 tỷ đồng cùng nhóm buôn lậu và được chia lợi nhuận 22,3 tỷ đồng sau 16 tháng.

Cùng tội danh Nhận hối lộ, 9 bị cáo còn lại bị đề nghị 2 năm tù treo đến 17 năm tù. Trong đó, bà Phan Thị Xuân, vợ cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 3, là người duy nhất được đề nghị án treo, mức 24-36 tháng.

Bản luận tội nêu vụ án có tính chất "đặc biệt nghiêm trọng", xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và hoạt động đúng đắn của hoạt động phòng chống buôn lậu, ảnh hưởng uy tín danh dự quân đội.

Các bị cáo đều đã "tiếp tay, làm ngơ, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm" để nhóm buôn lậu vi phạm thời gian dài, số lượng lớn. Người thân, vợ, anh, em của các bị cáo biết việc họ nhận hối lộ nhưng "tích cực tiếp tay, giúp sức.

>>Mức án VKS đề nghị cho từng bị cáo

200 triệu lít xăng lậu được đưa về Việt Nam thế nào?
 
 

Qua hai ngày xét hỏi, phần lớn các bị cáo nhanh chóng thừa nhận cáo buộc. Thiếu tướng Minh khai nhận 6,9 tỷ đồng song chỉ coi đó là "quà biếu thông thường". Vợ chồng thiếu tướng Thanh khai 11 lần nhận tiền mặt của con trai ông Hữu mang đến tận nhà, đựng trong túi nylon đen.

Tương tự hai cựu tư lệnh, các bị cáo khác là cựu cán bộ biên phòng, cảnh sát giao thông, cảng vụ cũng thừa nhận được nhóm buôn lậu gửi tiền hối lộ hằng tháng để bảo kê cho tàu chở xăng lậu không bị kiểm tra, phát hiện.

Đa phần các bị cáo đều nhận thức được đó là tiền hối lộ, song trong giai đoạn đầu, khi ông Hữu bị bắt, một số người bàn cách "ngụy trang" khoản hưởng lợi bất chính này dưới dạng giấy vay nợ để đối phó cơ quan điều tra.

Người duy nhất từ đầu đến cuối kêu "oan" là bị cáo Thế Anh. Ông liên tục khẳng định không quen biết hay nhận tiền, cũng không "bảo kê" buôn lậu như cáo trạng quy kết.

Ông nói "bị cán bộ điều tra ép viết bản khai", "chứng cứ thu thập trái pháp luật", song không có bằng chứng về việc này.

Bị cáo Nguyễn Thế Anh (giữa) tại tòa

Bị cáo Nguyễn Thế Anh tại phiên tòa, ngày 14/7.

Trùm buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu khi được HĐXX triệu tập trong vai trò người làm chứng khai vì thời gian xảy ra khá lâu và trí nhớ ảnh hưởng hậu Covid-19 nên khó nhớ hết được số lần và lượng tiền hay thời gian địa điểm. Song ông Hữu khẳng định 12 người trong vụ án này đều đã nhận hối lộ. "Tôi không vu oan cho ai bao giờ", ông nói.

Ông Hữu được đình chỉ điều tra hành vi Đưa hối lộ do chủ động khai báo trước khi bị phát giác.

Trong vụ án này, nhà chức trách cáo buộc, từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2021, tại một số đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển khu vực các tỉnh phía Nam, các bị cáo đã tạo điều kiện cho đường dây của ông Hữu vận chuyển và tiêu thụ xăng lậu trên biển trong thời gian dài.

Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, đường dây đã buôn lậu hơn 204 triệu lít xăng, trị giá gần 2.900 tỷ đồng. Trong đó, đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng. Số tiền sử dụng hối lộ 9 cán bộ biên phòng, cảnh sát biển trong vụ án, được xác định khoảng 38 tỷ đồng, đến nay mới được các bị cáo nộp khắc phục 17,8 tỷ đồng.

Thanh Lam

Xem thêm: lmth.1047844-ut-man-71-51-ihgn-ed-ib-ol-ioh-nahn-neib-tas-hnac-hnel-ut-uuc-iah/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hai cựu tư lệnh cảnh sát biển bị đề nghị 15-17 năm tù”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools