Phỏng vấn luôn là một quy trình quan trọng để nhà tuyển dụng tuyển chọn nhân viên. Đây là thời gian để doanh nghiệp tìm hiểu đầy đủ nhất chân dung ứng viên bao gồm các đặc điểm như năng lực, tính cách, cơ hội và định hướng phát triển với công việc.
Qua đó, tìm ra ứng viên thực sự tiềm năng và có tâm huyết, muốn gắn bó lâu dài với nghề nghiệp, với công ty. Việc trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách thông minh, khôn khéo để đánh bại được các đối thủ là một trong những yêu cầu cao mà người tuyển dụng kỳ vọng ở ứng viên.
Chẳng hạn như câu hỏi tuyển dụng cực khó của Samsung: “Làm thế nào mà chỉ với 70 nghìn đồng, bạn vẫn có thể mời sếp ăn một bữa thật ngon” đã khiến nhiều người ra về “trắng tay” và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn sau đó.
Thực tế đây chỉ là câu hỏi ngụ ý của nhà tuyển dụng. Mục đích của câu hỏi này, công ty không chỉ tìm kiếm nhân viên biết tính toán với một số tiền đã định để hoàn thành nhiệm vụ mà còn chọn lọc nhân sự có tâm, có tài và nhanh nhẹn, linh hoạt. Nếu ý tưởng không làm hài lòng nhà tuyển dụng, bạn sẽ bị sa thải ngay lập tức!
Gặp câu hỏi này khi phỏng vấn chắc hẳn nhiều người kêu trời vì quá khó!
Không chỉ với câu hỏi này, trong mọi tình huống, ứng viên đều phải biết cách dùng đầu óc để tính toán và giải quyết công việc. Phải có kỹ năng ứng xử tốt và biết xử lý tình huống thì gặp vấn đề mới không hoang mang. Có thế thì trong công việc mới làm việc suôn sẻ, rõ ràng và thành công được.
Câu hỏi tuyển dụng này không hề dễ dàng chút nào. 70 nghìn - số tiền quá ít ỏi để mua bất cứ thứ gì đi đãi sếp. Chỗ tiền ấy không đủ cho một bữa ăn thịnh soạn gồm 2 người. Với suy nghĩ cần có một bữa ăn cầu kỳ, cao sang để lấy lòng được sếp thì chỉ vỏn vẹn 70k thật sự là một vấn đề nan giải.
Nhưng thực tế, không phải cứ sơn hào hải vị mới gọi là ngon. Lại đặt trong tình huống lần đầu gặp mặt càng không thể biết được sếp thích ăn món gì nhất. Chỉ với 70k, đơn giản nhất có lẽ là mời vị sếp này thưởng thức những món ăn quen thuộc như bún, phở, cơm hộp,... nếu như vị sếp dễ tính.
Bạn cũng có thể tự tay chuẩn bị một bữa ăn tại nhà với những món đơn giản, đạm bạc và đủ chất dinh dưỡng bao gồm cả luộc, chiên, xào và nên nhớ chỉ chi tiêu trong số tiền 70k. Sau đó, mời vị sếp đến dùng bữa. Hướng giải quyết này được khá nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi, nhanh gọn và đỡ tốn kém lại phù hợp với túi tiền.
Trả lời phỏng vấn thế nào để làm hài lòng nhà tuyển dụng luôn là câu hỏi gây đau đầu.
Nếu 70k không đủ để đáp ứng một bữa ăn đơn giản nhưng không quá sơ sài thì ứng viên có lẽ phải khôn khéo hơn để suy nghĩ ra những hướng xử lý khác. Chẳng hạn như việc lựa chọn đi ăn trước và trả tiền sau hay nhờ sự trợ giúp cũng là gợi ý tốt.
Bên dưới bài đăng, CĐM đã để lại hướng gợi ý cho câu hỏi tuyển dụng này, nhiều người có thể áp dụng như sau:
- "Mời sếp về nhà, nấu bữa ăn đạm bạc, bình dân hoặc là đặc sản quê bình dị đều có thể ghi điểm. Vừa đãi được sếp, vừa tiết kiệm được túi tiền, lại còn tình cảm, đúng là vẹn cả đôi đường!".
- "Gặp mình thì mình chọn cách khác là đi ăn trước trả tiền sau. Đưa sếp đến quán ăn quen biết và gọi được nhiều món. Sau đó trả hết 70k và chỗ tiền còn lại sau này trả nốt là được. Nhưng phải nhớ chọn quá thân quen để chủ quán không làm lớn chuyện này nhé!".
Nhiều ứng viên tiềm năng nhưng cũng bị đánh trượt bởi câu hỏi phòng vấn này.
- "Với số tiền này quả ít thật. Chuẩn bị một bữa ăn bình dân nói vậy chứ cũng không dễ. Theo mình nên tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác, chẳng hạn như nhờ thanh toán trước nhưng không để cho sếp biết. Chuẩn bị trước một bữa ăn theo ý muốn đặt tại một nhà hàng nào đó với số tiền ít ỏi thì sếp không khỏi trầm trồ về bạn đấy".
Những câu hỏi này vốn dĩ không có đáp án cụ thể, cũng không tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai. Nhà tuyển dụng chỉ dùng câu hỏi dạng này để sàng lọc xem ai phù hợp trong quá trình. Sau khi trả lời, bạn cũng có thể hỏi lại chính người tuyển dụng rằng nếu là anh/chị/bạn sẽ làm gì trong trường hợp tương tự?
Theo Nguyễn Hoa
Pháp Luật và Bạn đọc