Đây là nghịch lý đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhìn nhận một cách rõ ràng, kèm theo đó là nguyên nhân cũng được chính những người trong cuộc nhìn nhận thích đáng.
Được biết, nguyên nhân đầu tiên là chất lượng của nông sản Việt chưa đảm bảo đồng đều về kích thước, mùi vị, dinh dưỡng, nhiều nhà máy không đủ nguyên liệu đầu vào đúng tiêu chuẩn. Nguyên nhân thứ hai là nội tại nhà máy chế biến thiếu vốn khá nhiều, quy mô nhỏ lẻ, có hơn 80% số cơ sở có vốn dưới 2 tỷ đồng, nên họ không thể tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng để mở rộng quy mô vùng trồng nguyên liệu, khó lại chồng khó.
Sơ chế vải xuất khẩu tại một nhà máy. (Ảnh: TTXVN)
"Bất cứ nhà máy chế biến nào đặt không đúng vùng nguyên liệu, không có cơ chế tạo sự ổn định chp nguyên liệu đầu vào sản phẩm thì rất khó khăn", ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đánh giá.
"Công nghệ chế biến bảo quản của Việt Nam còn một số hạn chế, cũng cần nhiều hơn nữa những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác chế biến nông sản", bà Ngô Thị Thu Hồng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ameii Việt Nam, cho biết.
"Dòng tiền là vấn đề nhức nhối của doanh nghiệp. Hiện nay vẫn chưa có chính sách ưu đãi nào dành riêng cho doanh nghiệp chế biến nông sản", anh Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Điều hành Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, cho hay.
Linh hoạt, chủ động nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp nỗ lực duy trì sản xuất
Những doanh nghiệp tuy quy mô không quá lớn, nhưng do đứng được ở giữa vùng nguyên liệu, biết đa dạng hóa sản phẩm vẫn có thể hoá giải những nút thắt trên, khơi thông sản xuất…
May mắn được nằm ngay trong vùng nguyên liệu vải thiều tỉnh Bắc Giang, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu mỗi vụ thu mua tới 2.000 tấn vải tươi. Phần lớn vải được đưa vào chế biến, cấp đông, ép nước, bán dải đều trong năm. Việc nằm ngay trong vùng nguyên liệu giúp họ dễ thu mua, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, giảm chi phí vận chuyển, chủ động nguồn nguyên liệu cho nhà máy.
"Tạo ra nhóm, tổ nhóm sản xuất từ đó hướng dẫn các tổ nhóm tuân thủ theo quy trình của công ty để tạo ra sản phẩm đúng với chất lượng và nhu cầu của công ty", anh Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Điều hành Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, cho biết.
Vụ vải kết thúc, nhà máy này sẽ tiếp tục thu mua nhãn, chanh leo, dứa, ngô và các loại rau vụ đông để chế biến… Tuy quy mô sản xuất không lớn, nhưng nhờ đa dạng hóa sản phẩm khiến họ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, duy trì sản xuất của nhà máy tốt hơn trong thời gian qua.
"Thị trường của chúng tôi khá ổn định và chúng tôi đang làm với những khách hàng lớn, họ có kế hoạch cho từng mùa vụ mùa, sản phẩm. Chúng tôi có thể khai thác quanh năm", bà Đỗ Linh Nhâm, Phó Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, cho hay.
Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, muốn làm chủ được vùng nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, nút thắt lớn nhất phải được cởi bỏ. Họ mong muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng chuyên biệt, dành riêng cho hoạt động chế biến nông sản.
"Nhiều doanh nghiệp đã có hợp đồng dài hạn với nước ngoài. Tôi mong rằng các tổ chức tín dụng đánh giá năng lực của doanh nghiệp để tạo sự hấp thụ cho doanh nghiệp", ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nói.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành này mới chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có khả năng vay vốn ngân hàng.
VTV.vn - Việc xây dựng hạ tầng kho trữ nông sản và chế biến sâu vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.55804450102702202-nas-gnon-neib-ehc-yl-hcihgn/et-hnik/nv.vtv