Gần đây bạn có thích chi tiêu theo cảm xúc không? Có lẽ bạn đã đi mua sắm sau một ngày làm việc tồi tệ? Hoặc có thể bạn muốn mua một số bộ quần áo xinh xắn chỉ vì đang tranh cãi với nửa kia. Nghe có vẻ quen? Những đợt mua sắm nhỏ lẻ diễn ra bốc đồng có thể ổn. Nhưng nếu mua sắm theo cảm xúc bị diễn ra quá thường xuyên, nó có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính của bạn.
Chi tiêu theo cảm xúc là gì?
Chi tiêu theo cảm xúc xảy ra khi bạn mua đồ (trực tuyến hoặc trực tiếp) khi cảm xúc đang dâng cao.
Bạn sẽ hiểu điều này nếu từng cảm thấy buồn chán, cô đơn, buồn bã hoặc bất kỳ cảm xúc mãnh liệt nào khác trong một chuyến đi mua sắm. Mỗi người có những yếu tố kích thích cảm xúc riêng khiến họ tiêu tiền.
Ví dụ về chi tiêu theo cảm xúc
Một chủ đề chi tiêu theo cảm xúc phổ biến nhất là mua những món đồ mà bạn không thể xài được chỉ vì chúng trông đẹp mắt. Sự ghen tị thúc đẩy chúng ta theo kịp người khác thông qua các giao dịch mua. Kể tới như mẫu iPhone mới nhất, một chiếc xe hơi sang trọng hoặc một chiếc túi xách hàng hiệu.
Có một sự khẳng định về địa vị xã hội gắn liền với những của cải vật chất này, nhưng vấn đề là các mặt hàng mới, hợp thời hơn sẽ liên tục ra mắt. Và vì ghen tị là một trong những cảm xúc mạnh mẽ, nó thúc đẩy chúng ta tiếp tục chu kỳ chi tiêu bằng cách theo đuổi biểu tượng tiếp theo của sự giàu có.
Về cơ bản, chưa chiến đấu nhưng đó là một trận thua rồi!
Một số lý do phổ biến cho việc chi tiêu theo cảm xúc
Mỗi người đều có những tác nhân kích thích chi tiêu theo cảm xúc của riêng họ. Bạn có nhận ra cái nào trong số này không?
Bạn đang đau buồn
Nếu bạn đã trải qua một sự mất mát, điều tự nhiên là phải tìm cách để làm giảm bớt nỗi đau của mình. Mua sắm có thể đưa bạn trở lại quyền kiểm soát sau một tình huống cảm thấy bất lực. Mặc dù việc mua sắm quá mệt mỏi là điều có thể hiểu được, nhưng khả năng phán đoán tốt và giữ vững tài chính trong thời gian khó khăn này là điều cần thiết.
Bạn cảm cần sự an ủi
Bạn có thể sử dụng việc mua sắm như một phương tiện an ủi bản thân. Đó là bởi vì mua một thứ gì đó mới có thể mang lại cho bạn tác dụng vui vẻ ngay lập tức. Một giao dịch mua bán nhỏ có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn, nhưng thường kéo theo sự hối hận khi nhận ra rằng mình không đủ khả năng tài chính để sở hữu nó.
Bạn cảm thấy giá trị bản thân đang thấp
Nếu không cảm thấy hài lòng về bản thân, bạn dễ dàng rơi vào bẫy của việc sử dụng mua sắm để cải thiện hình ảnh. Bạn có thể mua quần áo mới, đồ trang điểm hoặc làm tóc và làm móng để giúp bản thân cảm thấy tốt hơn. Nhưng bạn có thể rơi vào cảnh nợ nần nếu không đủ khả năng chi trả những khoản chi tiêu này. Và điều này có thể gây ra các vấn đề cho tâm lý.
Bạn cảm thấy lo lắng hoặc chán nản
Lo lắng và chán nản là những yếu tố kích thích cảm xúc thường gặp khi chi tiêu. Nếu bạn lo lắng, bạn có thể cố gắng giảm bớt những cảm giác này bằng cách mua một cái gì đó mới. Nhưng việc cố gắng cân bằng các tình trạng sức khỏe thông qua chi tiêu sẽ chỉ khiến bạn gặp nhiều rắc rối về tài chính về lâu dài. Một giải pháp thay thế tốt hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn.
Bạn trải qua sự cô đơn
Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn sẽ dễ dàng tìm tới cách thử lấp đầy sự trống trải này bằng việc đi mua sắm. Ngay cả việc xuất hiện và ở trong một trung tâm mua sắm đông đúc cũng có thể giúp bạn bớt cô đơn. Thật tuyệt khi tìm kiếm những môi trường xã hội mới, nhưng việc tiêu tiền mà bạn không có sẽ khiến tình hình tài chính trở nên tồi tệ hơn.
Thay vào đó, hãy cố gắng tham gia các sự kiện xã hội, kết bạn mới và tận hưởng các hoạt động không ảnh hưởng đến mục tiêu tài chính.
Mua sắm theo cảm xúc có thể tác động đến mục tiêu tài chính của bạn như thế nào?
Một trong những lý do chính để bạn phải cảnh giác với chi tiêu theo cảm tính là tác động tiêu cực mà nó gây ra đối với các mục tiêu tài chính của bạn. Cho dù bạn đang tiết kiệm để trả trước tiền mua nhà, lên kế hoạch nghỉ hưu hay muốn đặt một kỳ nghỉ cho gia đình trong năm nay,... Tất cả những mục tiêu này đều cần có ngân sách. Và nếu ngân sách của bạn bị tiêu sạch do mua sắm tràn lan, bạn sẽ bị chậm lại so với kế hoạch của mình.
Bạn có thể không tiết kiệm nhanh chóng hoặc khó khăn rồi phải dựa vào thẻ tín dụng để trang trải các nhu cầu thiết yếu. Nợ nần là một trường hợp xấu nhất do tác động của chi tiêu theo cảm tính.
Cách đối phó với chi tiêu theo cảm xúc
Bạn có nghi ngờ rằng chi tiêu theo cảm xúc là một vấn đề đối với bạn? Hãy trung thực! Nhưng tin tốt là bạn có thể làm theo nhiều chiến lược để kiềm chế việc bội chi của mình.
Tìm hiểu điều gì khiến bạn muốn chi tiêu
Điều đầu tiên cần làm là nắm bắt tâm lý và hiểu lý do tại sao bạn lại chi tiêu nhiều như vậy và những nguyên nhân chính xác khiến bạn làm điều này. Xem qua danh sách trên và xác định xem bạn có mua sắm khi cảm thấy căng thẳng, buồn bã, tức giận,... Nếu bạn không chắc chắn, hãy thử ghi nhật ký chi tiêu trong vài tuần để giúp xác định.
Tạo thói quen lành mạnh hơn
Khi bạn hiểu tại sao và cách bạn bị thu hút bởi loại chi tiêu cảm xúc này, bước tiếp theo là bắt đầu. Định tuyến lại năng lượng bạn sẽ tiêu để mua sắm và sử dụng nó tốt hơn. Có thể bạn sẽ có một sở thích mới như đi bộ, đọc sách, tám chuyện với bạn bè,... và hãy tìm tới nó bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn chi tiêu.
Hãy hành động để hạn chế mua sắm theo cảm xúc của bạn
Bạn có cần phải ngừng mua sắm theo cảm xúc về mặt thể chất không? Hãy thử xây dựng các rào cản chi tiêu trong cuộc sống của bạn để ngăn bạn chi tiêu. Một số cách có thể áp dụng là:
- Xóa các ứng dụng mua sắm khỏi điện thoại của bạn
Nếu bạn đã tải các ứng dụng mua sắm như Amazon, eBay và Walmart xuống điện thoại của mình, hãy xóa chúng! Dành rất nhiều thời gian để xem các ứng dụng mua sắm sẽ không tốt và khiến việc mua sắm theo cảm xúc tăng dần lên.
- Sử dụng trình chặn trình duyệt
Nếu bạn không thể tin tưởng bản thân không ghé thăm các cửa hàng trực tuyến yêu thích, hãy cài đặt trình chặn trình duyệt. Bạn vẫn có thể sử dụng Internet, nhưng sẽ không thể truy cập các trang web mà bạn thường tiêu nhiều tiền nhất.
- Đóng băng thẻ tín dụng
Tìm cách thực hiện hành động quyết liệt? Bạn sẽ thích mẹo này. Nếu bạn thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng gấp, hãy cho nó vào túi zip và đặt trong ngăn đá! Điều này sẽ ngăn bạn sử dụng nó một cách bất chợt và khiến bạn phải suy nghĩ kỹ về bất kỳ giao dịch mua nào mà thực sự muốn thực hiện.
- Thử thách thức không chi tiêu
Trong thời gian thử thách không chi tiêu bạn sẽ không chi tiêu bất kỳ khoản tiền không cần thiết nào trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có thể là từ một tuần đến một tháng, hoặc thậm chí lâu hơn. Ý tưởng là thiết lập lại thói quen chi tiêu.
Thách thức không chi tiêu là một cách tuyệt vời để tập trung vào các mục tiêu tài chính của bạn và kiểm soát tài chính. Nó có thể là một thách thức khi bắt đầu nhưng hãy kiên trì, và bạn sẽ ngạc nhiên về số tiền mình có thể tiết kiệm.
Theo clevergirlfinance
Xem thêm: mth.69300452242702202-nab-auc-hnihc-iat-iaoh-yuh-gnad-oc-cux-mac-oeht-neit-ueit-neuq-ioht/nv.ahos