Việc khách du lịch chi tiêu thoải mái ở châu Âu dự kiến sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của các tập đoàn xa xỉ Pháp như LVMH, Kering hay Hermes tăng nhanh trong quý II, giúp bù đắp sự gián đoạn ở Trung Quốc do các hạn chế dịch bệnh.
Sự trượt giá của đồng euro so với đồng USD có khả năng tăng thu nhập cho các công ty sản xuất hàng xa xỉ ở châu Âu, bởi điều này khuyến khích người Mỹ đến châu lục này và chi tiêu nhiều hơn. Mario Ortelli của công ty tư vấn mua sắm và sáp nhập Ortelli & Co cho biết: “Người tiêu dùng Mỹ đang đi du lịch đến châu Âu như thể không có ngày mai”.
Các thương hiệu xa xỉ của Pháp được lợi khi người tiêu dùng đổ tiền mua sắm. Ảnh: Louis Vuitton
Các cuộc phong tỏa ở Trung Quốc vẫn có thể tạo ra một đám mây đối với doanh thu của các hãng xa xỉ. Tại quốc gia này, doanh số bán hàng của lĩnh vực giảm tới 40% so với quý trước, dựa trên ước tính của Barclays. Đơn vị này cũng dự báo tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ toàn cầu chỉ tăng khoảng 11%, bằng một nửa tốc độ của quý trước.
Lo ngại về triển vọng của ngành ở Trung Quốc cũng bắt đầu được đặt ra hồi giữa tháng 7 khi các bản cập nhật tình hình giao dịch từ Burberry và Richemont cho thấy tình trạng lock down đã đẩy doanh số bán hàng giảm hơn 30%.
Mỹ đã vượt qua châu Âu để trở thành thị trường xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm ngoái và đang thu hút rất nhiều khoản đầu tư vào các cửa hàng mới từ các nhãn hiệu châu Âu. Theo dự báo của UBS, mức tăng trưởng doanh số bán hàng trong quý II của LVMH là 17%, Kering là 12% và Hermes là 16%.
Báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm của LVMH sẽ có vào 26/7, Kering vào 27/7 và Hermes sẽ là 29/7.
Xem thêm: nhc.59223534152702202-neit-ueihn-ueit-ua-uahc-hcil-ud-hcahk-ihk-iol-gnouh-pahp-ix-ax-gnah/nv.fefac