vĐồng tin tức tài chính 365

Bài học 'luyện gà nòi' của thể thao Philippines

2022-07-27 10:52
Bài học luyện gà nòi của thể thao Philippines - Ảnh 1.

Obiena thực hiện cú nhảy để đời ở Giải vô địch điền kinh thế giới 2022 - Ảnh: AFP

Obiena không phải là cái tên xa lạ với điền kinh Đông Nam Á. VĐV nhảy sào 26 tuổi này từng đoạt 2 HCV ở SEA Games và 1 HCV ở Giải vô địch điền kinh châu Á năm 2019. Không chỉ vậy, thành tích 5,71m của Obien ở Doha 2019 còn trở thành kỷ lục nhảy sào châu Á.

Nếu Asiad 2022 không bị Trung Quốc hoãn, Obiena hoàn toàn có thể bổ sung 1 HCV Asiad vào bảng thành tích của mình. Nhưng anh không cần phải quá nuối tiếc, vì chiếc HCĐ đoạt được tại giải thế giới quá đủ để biến anh trở thành huyền thoại của điền kinh khu vực. 

Nhiều nền thể thao hùng mạnh như Iran, Saudi Arabia cũng chỉ có thành tích tương đương với những gì Obien làm được xuyên suốt lịch sử Giải vô địch điền kinh thế giới. Đáng nói, Obiena sinh trưởng hoàn toàn tại Philippines.

Thành công của Obiena không phải là một cú ăn may. Đó là kết quả đến từ sự đầu tư có chiều sâu của PSC (Ủy ban Thể thao Philippines). 8 năm trước, Obiena đã được tạo cơ hội đi tập huấn tại Ý. 

Và từ đó, Obiena luôn được cử đi tham dự những giải đấu quốc tế. Từ năm 2016 - thời điểm Obiena vẫn chưa giành được HCV SEA Games, anh đã được tạo điều kiện để tham gia khoảng 7-8 giải đấu quốc tế mỗi năm.

SEA Games nhanh chóng trở thành một cái ao quá chật so với tài năng của Obiena. Không giống như các VĐV Việt Nam, luôn bùng nổ thành tích tại SEA Games rồi lại "èo uột" ở giải thế giới, Obiena dường như chỉ xem SEA Games là nơi để tập luyện. 

Ở SEA Games 31 tháng 5 rồi, dù chỉ đạt thành tích 5,46m, Obiena vẫn giành HCV. Đến 2 giải đấu tiếp theo tại Ý và Thụy Điển, Obiena lần lượt nâng thành tích của mình lên 5,85m rồi 5,92m, trước khi thực hiện cú nhảy xuất thần 5,94m trên đất Mỹ. Chris Nilsen - người đoạt HCB - cũng chỉ nhảy ngang mức của Obiena và hơn chỉ số phụ.

Việc Obiena giành huy chương điền kinh thế giới cho Philippines là một sự kiện đáng ghi nhận của thể thao Đông Nam Á. Đáng nói, Philippines không phải là lá cờ đầu của điền kinh khu vực. Ở SEA Games 31, Philippines chỉ giành được 5 HCV điền kinh, kém xa so với con số 22 của Việt Nam và 12 của Thái Lan. Ở đất nước 110 triệu dân này, những môn thể thao phổ biến là boxing, bóng rổ, bóng chuyền, billiards...

Tuy không phải là một nền thể thao hàng đầu khu vực, và còn kém xa đẳng cấp châu lục, nhưng Philippines lại có không ít VĐV đẳng cấp thế giới ở các môn Olympic. Trước Obiena, Carlos Yulo từng khiến thể dục dụng cụ Philippines nở mày nở mặt khi giành đến 2 HCV thế giới. Ở môn cử tạ, họ có Hidilyn Diaz - nhà vô địch Olympic hạng cân 55kg nữ.

Philippines có lẽ là trường hợp đối nghịch với thể thao Việt Nam. Một bên tung hoành ở SEA Games nhưng "mất tích" ở các giải đẳng cấp thế giới, còn một bên là sự đầu tư mũi nhọn.

Tuyển nữ Philippines lần đầu thống trị Đông Nam ÁTuyển nữ Philippines lần đầu thống trị Đông Nam Á

TTO - Tối 17-7, đội tuyển nữ Philippines đã vượt qua Thái Lan để lần đầu tiên vô địch Giải nữ AFF Cup 2022.

Xem thêm: mth.13553229072702202-senippilihp-oaht-eht-auc-ion-ag-neyul-coh-iab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bài học 'luyện gà nòi' của thể thao Philippines”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools