vĐồng tin tức tài chính 365

Nợ xấu "tăng nhiệt"

2022-07-27 10:53

Bức tranh nợ xấu quý II/2022 dần hé lộ với diễn biến trái chiều. Bên cạnh những ngân hàng kiểm soát tỉ lệ nợ xấu tốt và có mức bao phủ nợ xấu cao thì lại có ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng. Có một số ngân hàng nợ xấu đã vượt ngưỡng 3%. 

Nhiều ngân hàng kiểm soát tốt nợ xấu

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của các ngân hàng sớm công bố kết quả kinh doanh đã thể hiện phần nào bức tranh nợ xấu nửa đầu năm.

Một số ngân hàng đã kiểm soát tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tốt, giúp tỉ lệ nợ xấu giảm so với hồi đầu năm có thể kể đến như Vietcombank, Techcombank, MSB, BacABank, VIB, ABBank…

Cụ thể, tại Vietcombank, báo cáo tài chính công bố ngày 26/7 cho thấy tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank giảm từ 0,64% hồi đầu năm xuống 0,61%, dù giá trị tuyệt đối nợ xấu của nhà băng này cuối tháng 6 là 6.694 tỷ đồng, vẫn tăng 9,4% so với đầu năm.

Tỉ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank nâng từ mức 424% lên 506% vào cuối quý II, tương đương một đồng nợ xấu thì ngân hàng đã dự phòng 5 đồng. Đây là mức bao phủ nợ xấu kỷ lục từng ghi nhận tại ngân hàng.

Tại Techcombank, dù tổng nợ xấu ở mức hơn 2.359 tỷ đồng, tăng 3% so cùng kỳ 2021 song tỉ lệ nợ xấu cuối quý II của ngân hàng ở mức 0,6%, giảm so với mức 0,66% hồi đầu năm. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh trên 170%.

Tại ABBank, số nợ xấu tuyệt đối của ngân hàng này là hơn 1.788 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng dư nợ và tăng 10,7% so với cùng kỳ. Dù vậy, nợ xấu trên tổng dư nợ tiếp tục được ABBank kiểm soát chặt chẽ ở mức 2,3%, trong khi hồi đầu năm là 2,34%.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu 'tăng nhiệt'

Nhiều ngân hàng ghi nhận tỉ lệ nợ xấu đã giảm so với hồi đầu năm. (Ảnh minh họa)

Còn tại VIB, đến hết quý II/2022, tỉ nợ xấu chiếm 1,74% tổng dư nợ, thấp hơn một chút so với mức 1,75% thời điểm đầu năm.

Dù nợ xấu giảm nhẹ nhưng nợ nghi ngờ và đặc biệt nợ có khả năng mất vốn của VIB tăng mạnh. Cụ thể, nợ nghi ngờ của VIB là 2.125 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn hơn 2.215 tỷ đồng.

Hay tại MSB, tỉ lệ nợ xấu tại ngày 30/6 cũng giảm so với thời điểm đầu năm, từ mức 1,74% về mức 1,5%. Tuy nhiên, tỉ lệ bao phủ nợ xấu đạt 84,2%, thấp hơn so với mức 95,3% ở thời điểm cuối năm 2021.

Hay bị Sacombank, tỉ lệ nợ xấu giảm từ mức 1,47% hồi đầu năm về mức 1,22%. Hay một ngân hàng tầm trung khác là BacABank cũng ghi nhận nợ xấu tính đến ngày 30/6 là 0,72%, giảm so với mức 0,77% hồi đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn cũng đã giảm đi.

Nợ xấu vẫn gia tăng

Bên cạnh các ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm, vẫn có nhiều ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu gia tăng, thậm chí có ngân hàng tăng lên gần 11%.

Còn tại PGBank ghi nhận tổng nợ xấu đã giảm 4,3% so với hồi đầu năm song tỉ lệ nợ xấu lại tăng, từ mức 2,5% hồi đầu năm lên 2,6% vào ngày 30/6. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn lần lượt tăng 5,2% và 3,3% so với hồi đầu năm.

Một số ngân hàng khác ghi nhận tỉ lệ nợ xấu thậm chí vượt 3%, ngưỡng quan trọng đánh giá chất lượng tài sản ngân hàng.

Tại VPBank, tỉ lệ nợ xấu đã tăng từ mức 4,5% hồi đầu năm lên 5,25% vào cuối quý II. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng hơn 20%, nợ có khả năng mất vốn tăng gần 2,5 lần. 

Tuy nhiên, mức tăng nợ xấu mạnh nhất trong số nhà băng công khai báo cáo tài chính đến thời điểm hiện tại là NCB. Tỉ lệ nợ xấu ở nhà băng này nhảy vọt lên 10,8%, tức cứ 100 đồng thì có gần 11 đồng là nợ xấu. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn của NCB tăng 90% từ 600 tỷ lên 1.144 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ gấp 15 lần so với đầu năm, từ mức 180 tỷ lên 2.626 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng hơn 140% lên 1.130 tỷ đồng.

Nợ xấu có thể tăng trong các tháng cuối năm

Bức tranh nợ xấu quý II đang dần hiện ra rõ nét. Trao đổi với Người đưa tin, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định tác động tiêu cực của dịch Covid-19 tới tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay gây áp lực lớn tới diễn biến nợ xấu tại các ngân hàng.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu 'tăng nhiệt' (Hình 2).

Ông Nguyễn Trí Hiếu đánh giá bức tranh nợ xấu vốn đã xấu sẽ càng trở lên xấu hơn.

Ông Hiếu nhấn mạnh, năm vừa rồi, các ngân hàng đều cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 14/2021.

Tuy nhiên, thông tư này sẽ hết hiệu lực từ cuối tháng 6. Ông Hiếu đánh giá bức tranh nợ xấu sẽ càng trở lên xấu hơn. "Bức tranh nợ xấu sẽ phải cần ít nhất 2-3 năm để cải thiện. Trong các tháng cuối năm, kịch bản tiêu cực có thể vẫn xuất hiện và khả năng cao nợ xấu sẽ tăng lên", ông nói. 

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, cũng đồng tình việc Thông tư 14/2021 về cơ cấu nợ hết hiệu lực sẽ khiến bức tranh nợ xấu thực sự rõ hét trong quý III. Ông Thịnh lưu ý việc ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro sẽ là điểm thứ yếu quyết định đến tỉ lệ nợ xấu ngân hàng các tháng cuối năm.

Xem thêm: lmth.255165a-teihn-gnat-uax-on/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nợ xấu "tăng nhiệt"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools