Hệ thống loa phường tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến của TS Nguyễn Hoàng Chương gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.
1. Xung quanh câu chuyện Hà Nội mắc lại loa phường, nhiều ý kiến phản đốI, cũng có người ủng hộ.
Theo thăm dò của Tuổi Trẻ Online, đến 18 giờ 50 phút ngày 28-7, tôi thấy có 285 bình chọn không đồng ý, 31 bình chọn đồng ý. Đây sẽ thêm một căn cứ để cấp thẩm quyền tại Hà Nội xem xét, quyết định.
Tại bài viết: "Loa phường: Bỏ hay giữ?" (Tuổi Trẻ, 28-7), tôi quan tâm đến các ý kiến nêu ra, trong đó có ý kiến của bà Nguyễn Thị Mai Hương - phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội - khiến tôi có nhiều băn khoăn, thắc mắc.
a/ "Loa phường là hình thức truyền phát thông tin không thể thay thế được", không biết kết luận này có dựa trên khảo sát đầy đủ chưa? Hay đây chỉ là nhận định chủ quan của nhà quản lý? Nếu như thế, đâu là cơ sở khoa học, thực tiễn?
Từng có thời gian học tập tại Hà Nội, trọ học từ khu dân cư của người lao động bình thường đến khu đô thị sang trọng, tôi không hề gặp cư dân tại đây mặn mà với loa phường. Lắm lúc "nghiện" tờ báo in, tìm đỏ mắt qua mấy phố mà chẳng thấy. Thói quen xưa... mất dấu!
b/ "Nhắn tin qua Zalo thì có người đọc, người không. Nhưng khi phát qua hệ thống loa, người dân nắm được, truyền tải lại cho nhau,…", chia sẻ này dường như đánh mất logic của vế đầu, chẳng lẽ nhắn tin qua Zalo - người đọc rồi không truyền tải lại cho người chưa đọc hay sao?
c/ "Thay đổi để loa phường thân thiện hơn với môi trường", nhưng, với cách làm, mỗi lần phát thanh dài 15 phút, trong tuần các phường sẽ phát 5 ngày - e không thân thiện rồi.
Lại nữa, thông tin đưa lên loa phường phải là "rất thiết yếu", không biết trong 1 tháng - cấp phường có bao nhiêu thông tin "rất thiết yếu", con số vượt qua 1, 2 hay không mà lắp lại loa phường chi cho tốn kém?
Về mặt vật lý, âm thanh phát ra tại các tụ điểm công cộng nếu muốn đến tai người nghe thì cường độ âm phải lớn hơn cường độ các loại âm trên đường phố, có khi đạt đến ngưỡng đau (90-120dB), vậy là những hộ dân sinh sống cạnh vị trí lắp loa phường rồi thế nào đây!?
Nếu mắc loa về đến từng hộ gia đình, những hộ điều chỉnh volume về mức 0 thì… chịu thôi!!
2. Ông Trần Hướng Dương - phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - cho biết năm nay có 22 cuộc thi hoa hậu được cấp phép chính thức, không phải là quá nhiều. Bàn dân thiên hạ thêm một phen rối não!
Như vậy, bình quân 1 tháng có khoảng 2 cuộc thi hoa hậu. Xin thưa, con số đó là chưa cộng dồn các cuộc thi sắc đẹp do cấp tỉnh/thành phố cấp phép. Cứ đà này, dân ta "bão hòa" cuộc thi hoa hậu, trong tương lai rất gần, ra ngõ là gặp hoa hậu.
Tôn vinh sắc tài của phụ nữ Việt Nam, ai cũng mong. Nhưng đó là những hoa hậu tài sắc vẹn toàn, sau khi giành chiến thắng tại cuộc thi hoa hậu, bên cạnh sự trầm trồ của người hâm mộ, họ sống, làm việc, phụng sự nhằm lan tỏa giá trị cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Đằng này, với 22 cuộc thi là 22 hoa hậu, 44 á hậu 1, 2 - loạn thế rồi giẫm chân lên nhau à?
Thiết nghĩ, hậu COVID-19, trong thời kỳ "bão giá", hãy tập trung nguồn lực chăm lo cho người lao động có cuộc sống an vui, chung sức phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch, góp phần kiềm chế lạm phát.
Chứ cứ chăm mắc loa phường "thân thiện hơn với người dân", loạn cuộc thi hoa hậu, xem ra không giải quyết được gì!
TTO - Ông Trần Hướng Dương - phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - cho biết năm nay có 22 cuộc thi hoa hậu được cấp phép chính thức, trong đó có 8 cuộc dồn lại từ năm 2021 vì COVID-19, không phải là quá nhiều như dư luận phản ánh.
Xem thêm: mth.49715037092702202-oas-eht-ned-uah-aoh-iht-mex-av-gnouhp-aol-ehgn-nac-at-nad/nv.ertiout