vĐồng tin tức tài chính 365

Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩ

2023-07-03 10:32
Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩu quả - Ảnh 1.

Phong trào "nông dân kiểu mới"

Trong xã hội Trung Quốc thời hiện đại, những người chưa từng thực sự tiếp xúc với nông nghiệp thường nhìn ngành nghề này từ một trong hai lăng kính trái ngược nhau. Nhóm thứ nhất luôn nghĩ rằng làm nông là một nghề cơ cực, vất vả. Nhóm thứ hai, bao gồm những người đang "chán" cuộc sống phố thị, cho rằng làm nông là một lối thoát khỏi cuộc sống xô bồ, ngày ngày chỉ việc vui thú với thiên nhiên như trong bao video của các TikToker.

Cả hai cách nghĩ trên đều có phần sai lệch và không mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp. Luồng suy nghĩ thứ nhất khiến người trẻ tuổi ngần ngại khi dấn thân làm nông vì không có bậc cha mẹ nào lại muốn con cái làm công việc vất vả, nặng nhọc. Luồng suy nghĩ thứ hai lại khiến mọi người bỏ quên những công nghệ tiên tiến, phức tạp được áp dụng trong nông nghiệp ngày nay.

Sự phát triển của nông nghiệp hiện đại trên thế giới nói chung và ở Trung Quốc nói riêng không thể tách rời khỏi trí thông minh nhân tạo, khoa học năng lượng, kiến trúc, quang học, v.v. Người tiêu dùng trẻ tuổi ở Trung Quốc cũng ngày càng ưa thích nông sản đến từ các nhà kính, các trang trại tự động vì cho rằng chúng an toàn và chất lượng hơn so với nông nghiệp truyền thống. Rau củ quả trồng bằng công nghệ hiện đại có năng suất cao, không ô nhiễm và không thuốc trừ sâu.

Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩu quả - Ảnh 2.

Vườn cà chua công nghệ cao trong cuộc thi Nông nghiệp Thông minh do Pinduoduo tổ chức, năm 2021.

Do đó, "nông nghiệp công nghệ cao" đang trở thành xu hướng nghề nghiệp mới của giới trẻ Trung Quốc. Tính đến nay ở đất nước này đã có hàng chục triệu người trẻ, bao gồm cả thế hệ Z, quay trở về làm nông nghiệp và được gọi là "nông dân kiểu mới".

Phong trào người trẻ làm nông công nghệ cao ở Trung Quốc còn được chắp cánh bởi sự phát triển của các công ty thương mại điện tử như Pinduoduo. Đây là một nền tảng giúp nông dân khai thác thị trường giao hàng đang ngày một mở rộng.

Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩu quả - Ảnh 3.

Ứng dụng Pinduoduo của Trung Quốc

Công nghệ trồng rau củ từ xa

Tại Trung Quốc, Pinduoduo đã đứng ra tổ chức cuộc thi Nông nghiệp Thông minh trong nhiều năm, chuyên dành cho các thí sinh trẻ tuổi.

Sau khi tốt nghiệp ở Hà Lan, Xu Dan trở về Trung Quốc khởi nghiệp. Anh thành lập công ty nông nghiệp Beijing Jixing, chuyên về nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm chủ đạo là cà chua và cũng từng tham gia cuộc thi kể trên của Pinduoduo.

Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩu quả - Ảnh 4.

Xu Dan trong vườn cà chua công nghệ cao của công ty mình.

Năm 2022, đội thi của Xu Dan đã thực hiện công nghệ trồng cà chua từ xa. Họ quan sát sự phát triển của cà chua qua các cảm biến lắp trong nhà kính, xây dựng thuật toán để đọc cảm biến và đưa ra phương pháp giúp cà chua sinh trưởng. Khi dữ liệu quan trắc môi trường nhà kính vượt quá ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ gửi tin nhắn nhắc nhở hay đưa ra các cảnh báo chính xác cho người vận hành.

Mô hình thuật toán được tích lũy trong cuộc thi này đã được công ty của Xu Dan tiến hành thí điểm thương mại trên quy mô nhỏ. Nhờ đó, trong Thế vận hội Mùa đông năm 2022 diễn ra tại Bắc Kinh, công ty đã cung cấp cà chua cho làng chung cư Olympics tổng cộng 6 lần.

Không cần đất, không cần nắng, chỉ cần thuật toán

Trong Cuộc thi Nông nghiệp Thông minh do Pinduoduo tổ chức năm 2023, bốn đội lọt vào chung kết phải thực hiện đề tài trồng xà lách giống Thúy Điềm trong container. Đây là giống xà lách mới, rất giòn và ngọt, nhưng kinh nghiệm canh tác trên thế giới rất ít. Đội nào có sản lượng cao, chất lượng tốt, thuật toán xuất sắc, tiêu thụ ít năng lượng thì sẽ chiến thắng.

Từ mùa xuân đến mùa hè, bốn đội đã thu hoạch thành công ba đợt rau. Tùy vào công nghệ áp dụng, cùng một giá thể, cùng một loại hạt giống nhưng có đội cho ra rau xà lách lá to nhất, có đội trồng được loại xà lách trông đẹp mắt nhất, và có đội sản xuất được loại xà lách có vị ngọt nhất.

Nhóm của Học viện Khoa học Nông nghiệp Thượng Hải sử dụng cùng một điều kiện nhiệt độ và ánh sáng cho cả ngày lẫn đêm. Kết quả, năng suất đạt 0,18 kg rau/mét vuông/ngày, giành chức vô địch vì cho sản lượng cao nhất.

Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩu quả - Ảnh 5.

Xiong Yuanke, thành viên 24 tuổi của đội giành giải ba, cho biết anh vốn có chuyên ngành về tối ưu hóa năng lượng cho các tòa nhà đô thị. Anh tốt nghiệp đại học năm 2021, đến năm 2022 thì bắt đầu thấy hứng thú với nông nghiệp công nghệ cao. Anh đã đọc rất nhiều tài liệu về canh tác theo phương pháp thẳng đứng, đồng thời xây dựng một vườn cây ngay trong nhà và thử nghiệm một hệ thống tối ưu hóa năng lượng. Trong cuộc thi năm 2023, hệ thống này đã giúp đội anh đoạt giải, bên cạnh các sáng kiến khác như phát triển một nền tảng quản lý dữ liệu và thuật toán kiểm soát môi trường trồng rau xà lách.

Đội ngũ của Xiong Yuanke được tổ chức theo mô hình 5+1, tức có năm thành viên là "dân công nghệ" công nghệ và một thành viên "dân trồng trọt". Năm người chạy mô hình, xuất dữ liệu và đưa phân tích cho người còn lại để tiến hành canh tác. Dữ liệu sản xuất được tích lũy trong ba tháng cuộc thi sẽ trở thành tài sản quý giá trong lĩnh vực trồng rau diếp của các nhà máy nông nghiệp.

Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩu quả - Ảnh 6.

Xiong Yuanke quan sát các cây xà lách giống Thúy Điềm.

Chỉ trong vòng một năm, từ một người chưa biết gì về nông nghiệp, Xiong Yuanke đã trở thành một "nông dân công nghệ" và quyết tâm đi sâu vào nghiên cứu nông nghiệp hiện đại theo chương trình tiến sĩ.

Ngày càng nhiều người theo học nông nghiệp

Trong đợt thi cao đẳng, đại học năm 2022, cả Trung Quốc có 5.500 chỉ tiêu cho chuyên ngành cơ khí nông nghiệp, tăng 16,46% so với năm 2021. Trong đó, kỹ thuật thủy lợi nông nghiệp là chuyên ngành phổ biến nhất, chỉ tiêu tuyển sinh tăng gần 15% so với năm trước đó. Các ngành như kỹ thuật thiết bị nông nghiệp thông minh, kỹ thuật năng lượng trong nông nghiệp đều tăng hơn 100%.

Cũng năm đó, các trường trọng điểm ở Trung Quốc đều tăng chỉ tiêu tuyển sinh khoa nông nghiệp. Ví dụ như đại học Nông Lâm Tây Bắc (Trung Quốc) có mở một dự án về thiết bị nông nghiệp thông minh, do đó tỉ lệ nhập học của trường đã tăng lên đáng kể.

Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩu quả - Ảnh 7.

Nguồn: Sohu Learning

Chính phủ Trung Quốc nhận ra rằng dòng chảy của thế hệ trẻ vừa giỏi kinh doanh vừa am hiểu công nghệ đổ về nông thôn đang mang lại những giá trị mới. Nhiều chính sách hỗ trợ cho các nhóm "nông dân đời mới" như mua nhà ưu đãi, bảo hiểm, vân vân đã ra đời.

Với dân số 1,4 tỷ người và diện tích đất lên tới 9,6 triệu kilomet vuông như Trung Quốc, nếu nông nghiệp không phát triển thì khó có thể đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định. Năm 2022, tổng sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc là khoảng 686,5 triệu tấn nhưng vẫn phải nhập khẩu thêm 147 triệu tấn. Những người trẻ thức thời ở Trung Quốc đang dần nhìn ra mảnh đất giàu tiềm năng chưa ai khai phá này.

Tham khảo từ: Net Ease, Sohu

Xem thêm: nhc.437432290307032881-auq-uirt-yac-ohc-al-ia-av-naot-tauht-nac-ihc-aum-gnan-yah-tad-nac-gnohk-couq-gnurt-ert-ioig-auc-hcet-ih-gnon-mal-gnouh-ux/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools