Những điều ứng viên cần biết về việc làm trưởng nhóm kinh doanh - Nguồn: Internet
1. Trưởng nhóm kinh doanh là ai?
Trưởng nhóm kinh doanh là người đứng đầu trong nhóm nhân viên kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và quản lý các nhân viên cấp dưới nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty.
Hay nói một cách cụ thể hơn, trưởng nhóm kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời lên phương án để tăng doanh thu và số lượng khách hàng.
Trưởng nhóm kinh doanh là ai? – Nguồn: Internet
Trên thực tế, tùy theo cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh, vị trí trưởng nhóm kinh doanh sẽ đóng nhiều vai trò khác nhau. Họ có thể đảm nhận vai trò quản lý một nhóm lớn hoặc nhỏ, cũng như quản lý một dự án hoặc công trình. Cách họ triển khai hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và sự thành công của các nhóm mà họ quản lý.
Nói một cách tổng quát, trưởng nhóm bán hàng là người có thể quản lý nhóm, đưa ra các hướng dẫn cụ thể, chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và tạo động lực cho các thành viên trong nhóm. Họ chính là đầu mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm.
2. Mô tả công việc trưởng nhóm kinh doanh chi tiết
2.1 Đảm bảo và duy trì mục tiêu doanh số theo kế hoạch
Đối với phòng kinh doanh, doanh số là mục tiêu cao nhất và cũng là tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên. Nếu trưởng phòng kinh doanh cần phải chịu trách nhiệm về doanh số của bộ phận hoặc thậm chí của công ty, thì trưởng nhóm bán hàng cần đảm bảo doanh số của nhóm nhỏ mà mình quản lý.
Đảm bảo mục tiêu doanh số đề ra – Nguồn: Internet
Thông thường, trưởng nhóm kinh doanh sẽ nhận kế hoạch trực tiếp từ trưởng phòng kinh doanh, sau đó tiến hành giao nhiệm vụ cho từng nhân viên trong nhóm thực hiện theo kế hoạch đã đề trước. Nhiệm vụ cốt lõi của trưởng nhóm là đảm bảo doanh số bán hàng theo kế hoạch được giao. Dựa trên mục tiêu doanh số đề ra, trưởng nhóm cần quản lý, đôn đốc nhân viên kinh doanh trong nhóm đạt được con số mục tiêu.
2.2 Thực hiện phân tích đối thủ và thị trường
Trên thị trường kinh doanh, nếu bạn chỉ ngồi yên, không sáng tạo, không hành động thì sớm hay muộn cũng sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Trưởng nhóm bán hàng là người phải luôn hiểu rõ thị trường mục tiêu, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc ít nhất là các dự án mà họ tham gia.
Để có được những thông tin này, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để kịp thời đưa ra các giải pháp tối ưu hơn. Một khi thua đối thủ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Vì vậy, trách nhiệm của trưởng nhóm bán hàng thực sự rất quan trọng.
2.3 Quản lý và thúc đẩy năng lực của các thành viên trong nhóm
Với cương vị là trưởng nhóm, việc quản lý và nuôi dưỡng năng lực của các thành viên trong nhóm là điều bắt buộc. Tại đây khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm được phát huy tối đa.
Muốn quản lý giỏi thì bạn phải hiểu năng lực của từng cá nhân trong nhóm. Từ đó xây dựng phương pháp, chuẩn mực quản lý phù hợp. Đồng thời đảm bảo các thành viên tôn trọng và hợp tác trong quá trình làm việc. Bạn cần hiểu rõ tính cách, nhu cầu, nguyện vọng và khả năng của các thành viên để tối đa hóa hiệu quả làm việc.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn mực quản lý đội ngũ nhân viên – Nguồn: Internet
2.4 Đào tạo nhân viên kinh doanh mới
Nhóm kinh doanh là đơn vị trực thuộc phòng kinh doanh. Vì vậy khi một nhân viên mới gia nhập công ty, họ được phân công vào các nhóm nhỏ này để làm quen và bắt đầu công việc của mình.
Khi đó, trưởng nhóm cũng phải đảm nhận vai trò đào tạo các nhân viên mới. Công việc này sẽ giúp nhân viên mới nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc, đồng thời giúp nhóm đạt được mục tiêu doanh số.
Đào tạo nhân viên kinh doanh mới – Nguồn: Internet
2.5 Đánh giá và báo cáo định kỳ với cấp trên
Báo cáo tình hình làm việc của nhóm cho cấp trên là một trong những nhiệm vụ cấp bách của trưởng nhóm bán hàng. Nhiệm vụ này phải được thực hiện định kỳ, có thể là báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý,...
Tùy thuộc vào doanh nghiệp, trưởng phòng kinh doanh dựa vào báo cáo hàng ngày và hàng tuần của trưởng nhóm kinh doanh để đánh giá tình hình công việc. Sau đó xem xét các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
(còn tiếp)
Hậu đại dịch cùng sự suy thoái kinh tế khiến nhiều lãnh đạo quyết định không tận dụng các kỳ nghỉ. Nhưng các kỳ nghỉ không chỉ giúp cải thiện năng suất, giảm căng thẳng và sức khỏe tinh thần tổng thể…