vĐồng tin tức tài chính 365

Công an lật tẩy hoạt động sản xuất thuốc tây giả ở TP.HCM

2023-07-07 16:55

Liên quan vụ án sản xuất thuốc tây giả quy mô lớn mà Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) - Công an TP.HCM vừa có kết luận điều tra, đề nghị truy tố 7 bị can, CQĐT đã làm rõ quá trình hoạt động của đường dây này, hết sức tinh vi. Nếu số thuốc tây giả này lọt ra thị trường thì sẽ gây hậu quả đối với người tiêu dùng.

Công an lật tẩy hoạt động sản xuất thuốc giả ở TP.HCM - Ảnh 1.

Công an khám xét, phát hiện nhiều thuốc tây giả

C.T.V

Theo kết luận điều tra (KLĐT), các bị can Nguyễn Xuân Cường (47 tuổi), Ao Vạn Hạnh (26 tuổi), Trương Phong Hào (25 tuổi), Trương Thùy Trinh (46 tuổi), cùng bị đề nghị truy tố về hành vi "sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh"; bị can Phạm Quốc Quyền (44 tuổi), Huỳnh Nhật Khoa (25 tuổi), cùng bị đề nghị truy tố về tội "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh"; Đặng Văn Hóa (41 tuổi) bị đề nghị truy tố với cả hai tội danh trên.

KLĐT xác định, từ năm 2018, Nguyễn Xuân Cường là chủ mưu đường dây sản xuất, mua bán các loại thuốc kháng sinh, thuốc trị hen suyễn, trị ho, giảm đau.

Quá trình điều hành đường dây, Cường thuê rất nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn TP.HCM để sản xuất các loại thuốc tây giả.

Tháng 10.2022, Cường thuê mặt bằng tại bãi xe không số ở Q.8 (TP.HCM) để tổ chức sản xuất thuốc giả và cất giấu thuốc thành phẩm giả. Cường thuê Ao Vạn Hạnh, Trương Phong Hào, Trương Thùy Trinh và 2 nghi can tên Tuấn và Nguyên (chưa rõ lai lịch) để sản xuất thuốc chữa bệnh giả các nhãn hiệu như Gold 500, Celecod 200, Cephalexin 500, Terpin - Codein viên nang, Terpin - Codein viên nén, Ciproxacin 500, Decoty...

Quy trình sản xuất thuốc giả 

Cường thuê Ao Vạn Hạnh trông coi, quản lý việc sản xuất hàng giả, đồng thời tham gia sản xuất ở công đoạn dán tem nhãn, đóng thùng sản phẩm. Ao Vạn Hạnh cũng thay mặt Cường trả tiền công cho nhân viên.

Còn Trương Phong Hào được Cường giao nhiệm vụ dán tem nhãn lên hộp thuốc, đóng thùng và giao hàng theo yêu cầu của Cường. Trinh, Tuấn, Nguyên tham gia cho bột năng vào khuôn để ép, cho thuốc vào lọ để Hạnh và Hào dán nhãn, đóng thùng sản phẩm.

Công an lật tẩy hoạt động sản xuất thuốc giả ở TP.HCM - Ảnh 2.

Các bị can trong đường dây sản xuất thuốc giả (từ trái qua): Ao Vạn Hạnh, Huỳnh Nhật Khoa và Nguyễn Xuân Cường

C.T.V

Cường đặt nhiều chai, lọ, miếng dán miệng chai, nắp nhựa, vỏ viên nang, bột năng, bông gòn từ nhiều nơi khác nhau. Cường còn đặt in nhãn và giấy hướng dẫn sử dụng thuốc từ một số cửa hàng và điểm in ấn trên địa bàn TP.HCM.

Sau khi có đủ bao bì nhãn mác cùng nguyên phụ liệu, Cường trực tiếp chỉ đạo nhân viên sản xuất thuốc. Đối với thuốc giả loại viên nang, Cường hướng dẫn nhân viên cho vỏ viên nang vào khuôn, cho bột năng vào rồi ép thành viên, bỏ viên nang vào lọ, đậy nắp và dán nhãn cho ra thuốc giả thành phẩm loại viên nang.

Đối với thuốc giả loại viên nén, các bị can lấy viên nén đã có sẵn cho vào lọ đậy nắp và dán nhãn. Sau đó, Cường trực tiếp đi giao hoặc chỉ đạo Hào giao thuốc giả cho Khoa, Quyền bán ra thị trường.

Mỗi tháng sản xuất 1.000 - 1.500 lọ cho một khách hàng

Theo KLĐT, đến ngày 13.12.2022, Công an Q.8 kiểm tra bãi xe không số ở P.4, Q.8 do Ao Vạn Hạnh quản lý, phát hiện 2 kho hàng cuối bãi xe có chứa một số lượng thuốc, nghi làm giả các nhãn hiệu, nhiều nguyên vật liệu, công cụ, phương tiện dùng để sản xuất thuốc giả.

Công an lật tẩy hoạt động sản xuất thuốc giả ở TP.HCM - Ảnh 3.

Các loại thuốc do đường dây của Cường làm giả

C.T.V

Mở rộng điều tra, Công an Q.8 khám xét khẩn cấp đối với các nghi can tiêu thụ thuốc giả do Cường sản xuất gồm: Phạm Quốc Quyền, Huỳnh Nhật Khoa tại đường Tô Hiến Thành (P.13, Q.10); Đặng Văn Hóa tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai), thu giữ số lượng lớn thuốc giả các loại.

KLĐT thể hiện, Phạm Quốc Quyền giao dịch mua bán thuốc giả với Đặng Văn Hóa từ tháng 12.2020. Để sản xuất thuốc giả nhãn hiệu Ciproxacin 500 theo đơn đặt hàng của Quyền, Hóa mua một loại thuốc của một công ty dược trong nước sản xuất (dùng để điều trị dị ứng, không có hoạt chất kháng sinh Ciprofloxacin), đem về tháo bỏ nhãn hiệu, rồi lấy nhãn hiệu Ciproxacin 500 ghi nội dung có chứa hoạt chất kháng sinh dán lên lọ thuốc. Mỗi tháng Hóa sản xuất từ 1.000 - 1.500 lọ thuốc loại này bán cho Quyền.

Ngoài ra, trong năm 2022, Hóa đã nhiều lần bán thuốc giả cho Quyền, là thuốc có nguồn gốc do Nguyễn Xuân Cường sản xuất gồm thuốc giả nhãn hiệu Asmacort với giá 45.000 đồng/lọ; thuốc giả nhãn hiệu Metronidazole với giá 68.000 đồng/lọ.


Xem thêm: mth.295451541707032581-mchpt-o-aig-yat-couht-taux-nas-gnod-taoh-yat-tal-na-gnoc/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công an lật tẩy hoạt động sản xuất thuốc tây giả ở TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools