Khảo sát của PwC gần đây cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu của mình. 62% người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết do quan ngại về giá cả gia tăng; 13% người tiêu dùng Việt dự định cắt giảm chi tiêu mặt hàng tạp hóa và thực phẩm…
Theo ông Furusawa Yasuyuki, Thành viên Ban giám đốc Điều phụ trách thị trường Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, trước đây do ảnh hưởng của COVID-19, người tiêu dùng giảm tần suất mua hàng, nhưng số lượng hàng hóa cho mỗi lần mua tăng lên. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại khó khăn kinh tế, sụt giảm xuất khẩu dẫn đến nhiều người lao động mất việc làm, giảm thu nhập…
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng chủ yếu lựa chọn những thực phẩm và sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hằng ngày
"Khi khó khăn, khách hàng sẽ không mua các sản phẩm không cần thiết, và cân nhắc rất kỹ khi lựa chọn món hàng muốn mua, nên cũng ảnh hưởng nhiều đến sức mua trong thời gian gần đây", ông nói. Người tiêu dùng chú trọng nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm, hóa mỹ phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày, và giảm chi tiêu đối với các sản phẩm không thiết yếu, đặc biệt là thời trang – phụ kiện, đồ điện tử.
Để kích cầu tiêu dùng, vừa qua, TP Hồ Chí Minh Chương trình khuyến mãi tập trung nhằm kích cầu tiêu thụ. Thống kê của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết dự kiến có 3.000 doanh nghiệp tham gia, với 7.000 chương trình khuyến mãi.
Theo lãnh đạo Sở này, năm nay chương trình kích cầu hàng hóa kéo dài xuất phát từ tác động của nền kinh tế tăng trưởng thấp. Ngoài ra, mãi lực tiêu dùng yếu, nguyên liệu đầu vào thế giới giảm nên nhiều hàng hóa cũng đang giảm giá mạnh so với cùng kỳ.
Cũng theo ghi nhận, trong tháng 5, hầu hết các siêu thị lớn ở TP Hồ Chí Minh như Co.opmart, GO!, Aeon, MM Mega Market đều triển khai những chương trình đẩy mạnh hết cỡ cho hoạt động khuyến mãi, giảm giá để kích cầu mua sắm.
Ông Furusawa Yasuyuki cho biết, trong giai đoạn này, các mặt hàng thiết yếu sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều nên Aeon đã và đang nỗ lực giữ ổn định giá đối với các mặt hàng này.
"Chúng tôi tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chương trình Everyday Low Price (Giá tốt, giá thấp mỗi ngày) để mang đến các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng với mức giá phù hợp và tiết kiệm. Theo đó, Aeon thường xuyên rà soát và thay đổi danh mục sản phẩm ưu đãi phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đây cũng là một trong những chương trình mang tới hiệu quả thiết thực, được khách hàng yêu thích và đánh giá cao trong thời gian qua", ông Furusawa cho biết.
Nhiều sản phẩm hóa mỹ phẩm cũng được khách hàng quan tâm lựa chọn trong mùa hè
Ngoài ra, Aeon Việt Nam cũng chủ động phối hợp với nhà cung cấp trong nước để đưa ra mức giá tốt và cạnh tranh, nhiều chương trình khuyến mãi phối hợp với nhà cung cấp, không chỉ giảm giá, ưu đãi cao mà còn tặng thêm quà (mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1, …), các ưu đãi cộng gộp khi khách hàng mua số lượng nhiều hoặc thanh toán qua các hình thức thanh toán không tiền mặt... được triển khai.
Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh đạt hơn 560.000 tỷ đồng, hơn tăng 7% so với cùng kỳ. Các hoạt động khuyến mãi của doanh nghiệp, được kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy hoạt động bán lẻ trong những tháng cuối năm.
Đại diện Aeon Việt Nam nhận định, với những tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thúc đẩy các kế hoạch đầu tư một cách chọn lọc để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, điển hình như phát triển sản phẩm nhãn hàng riêng được sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của Aeon; tăng cường chuyển đổi số từ kênh thương mai điện tử, hệ thống tích điểm chung đến thanh toán không tiền mặt/ tiền điện tử; đồng thời không ngừng mở rộng địa điểm kinh doanh.
Nhà bán lẻ đến từ Nhật đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt, phát triển sản phẩm nhãn hàng riêng sản xuất trong nước với chất lượng, tiêu chuẩn Aeon nhưng giá bán cạnh tranh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.92460409080703202-uac-hcik-ed-mahp-nas-cum-hnad-iod-yaht-aig-maig-iht-ueis/et-hnik/nv.vtv