Lời kêu gọi được bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, đưa ra hôm nay (9-7). Động thái của Nga diễn ra ngay trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của NATO sẽ diễn ra tại thủ đô Vilnius của Lithuania trong 2 ngày 11 và 12-7 tới.
Reuters cho hay tại đây, các nhà lãnh đạo NATO dự kiến thảo luận nhiều chủ đề, từ sự chia rẽ đối với nỗ lực trở thành thành viên của Ukraine và Thụy Điển, đến việc tăng cường kho dự trữ đạn dược và xem xét các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập kỷ.
Cáo buộc Ukraine "gây thiệt hại có hệ thống" cho nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, bà Zakharova nói rằng "trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh NATO nên dành cho vấn đề này".
"Xét cho cùng, phần lớn các thành viên của liên minh sẽ nằm trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp nếu nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia xảy ra sự cố" – bà Zakharova nhấn mạnh.
Thủ đô Vilnius của Lithuania cách nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu nói trên khoảng 1.000 km.
Cả phía Nga và Ukraine đều cáo buộc nhau lên kế hoạch tấn công nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: REUTERS
Cả phía Nga lẫn Ukraine đều cáo buộc nhau lên kế hoạch tấn công nhà máy này - nằm trên khu vực hiện do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia của Ukraine. Lưu ý thêm, đây là khu vực gần chiến tuyến của cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev.
-
Nga tố Ukraine phóng tên lửa trúng "cổng vào Crimea"
-
Ukraine chiếm lại nhiều vùng ở Kherson, tạo đà tới Crimea?
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong nhiều ngày qua đã cảnh báo về mối đe dọa nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Gần đây, nhà lãnh đạo của Ukraine nói rằng lực lượng Nga đã đặt mìn trên mái của một số lò phản ứng.
Các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tại Zaporizhzhi cho biết họ vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc đặt mìn hoặc chất nổ tại nhà máy - nhưng họ cũng cần tiếp cận nhiều hơn để chắc chắn với nhận định của mình.
Ukraine thừa nhận tấn công cầu huyết mạch Crimea
Ukraine lần đầu lên tiếng thừa nhận việc tấn công cây cầu chiến lược Crimea nối bán đảo cùng tên với vùng Krasnodar của Nga.
Cây cầu huyết mạch này bị tấn công vào mùa thu năm ngoái. "Đã 273 ngày trôi qua kể từ khi chúng tôi giáng đòn tấn công đầu tiên vào cầu Crimea để làm gián đoạn hoạt động hậu cần của người Nga" – Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar viết trên Telegram hôm 8-7, nhân đánh dấu đúng 500 ngày xảy ra xung đột với Nga.
Cầu Crimea bị tấn công hồi tháng 10 năm ngoái. Ảnh: Ruetir
Cầu huyết mạch Crimea dài 19 km, suốt thời gian qua Ukraine đều từ chối nhận trách nhiệm về việc cho nổ tung nó hôm 8-10-2022.
Khi đó, chiếc xe tải đã nổ tung trên cầu khiến hai nhịp cầu đường bộ bị sập một phần xuống biển, đồng thời 7 toa nhiên liệu của một đoàn tàu chở hàng đang đi trên đoạn đường ray liền kề bốc cháy.
Vụ tấn công cầu Crimea cũng khiến 3 người thiệt mạng, phía Nga sau đó lên án vụ tấn công và gọi đây là "hành động khủng bố".
Nga đơn phương sáp nhập bán đảo Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý gây nhiều tranh cãi vào hồi tháng 3-2014.
Xem thêm: nhc.124946001017032881-otan-hnid-gnouht-ihgn-ioh-ned-ogn-tab-ihgn-ed-iug-agn/nv.fefac