Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cơ bản giữ được đà tăng và sau 6 tháng, ước đạt 164,45 tỷ USD, phục hồi 87,9% so với cùng kỳ năm 2022. Để có thể thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Công Thương, nhiều giải pháp đã được đưa ra để hợp lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nửa cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm, có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó xuất khẩu rau quả và gạo là điểm sáng của cả nước trong 6 tháng đầu năm khi đạt mức tăng 2 con số. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 34,7%, xuất khẩu rau quả tăng 64,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Để tiếp tục duy trì được mức tăng khả quan này, các bộ cần có sự hỗ trợ cụ thể với từng mặt hàng chủ lực. Tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương địa phương cũng cho biết, để phục hồi xuất khẩu họ đã chủ động mở rộng thị trường trong khu vực, tận dụng các FTA đã có hiệu lực.
Kim ngạch xuất khẩu cơ bản giữ được đà tăng và sau 6 tháng, ước đạt 164,45 tỷ USD. (Ảnh: NLĐ)
"Chúng tôi đang khai thác tốt những thị trường ở châu Á, kể cả như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia... Hiện nay đang hỗ trợ cho doanh nghiệp xúc tiến vào thị trường này", bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội, cho biết.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục mở rộng xúc tiến thương mại cho các đoàn doanh nghiệp và khởi động đàm phán thêm các thị trường mới như: Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latin, Đông Âu…
"Sớm hoàn tất việc trao đổi, ký kết hiệp định đối tác toàn diện với UAE, bên cạnh đó tiếp tục đàm phán với khu vực Mỹ Latin, khối Mercosur. Ngoài ra, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp có thông tin từ các thị trường ngoài nước cũng như nắm bắt được nhu cầu của thị trường ngoài nước để tận dụng cơ hội tìm kiếm các đơn hàng mới", bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, thông tin.
"Bên cạnh việc đạt được các chứng chỉ quốc tế về nhà máy và sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam cần đề cao nhận thức về nguồn nguyên liệu có nguồn gốc trực tiếp từ thiên nhiên, như thực vật, trái cây, thảo dược có nguy cơ cao về dư lượng kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật", ông Paul-Antoine Croizé, Phó Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm, Nuôi trồng và Thủy sản thuộc EuroCham (FAABS), cho hay.
Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp trước những khó khăn hiện tại của xuất khẩu, các doanh nghiệp cần sẵn sàng ký nhận những đơn hàng thời vụ, thời gian giao nhanh để tận dụng cơ hội thị trường.
VTV.vn - Với kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu 4 tỷ USD cho cả năm và thậm chí xác lập kỷ lục mới cho ngành hàng này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.47304600101703202-man-iouc-gnaht-6-uahk-taux-yad-cuht-cul-poh/et-hnik/nv.vtv