vĐồng tin tức tài chính 365

Hàn Quốc hạn chế lao động phổ thông diện E-9 chuyển việc

2023-07-10 19:39
Lao động nước ngoài làm việc tại một doanh nghiệp SME ở Hàn Quốc.Ảnh minh họa. Nguồn: businesskorea.co.kr

Lao động nước ngoài làm việc tại một doanh nghiệp SME ở Hàn Quốc.Ảnh minh họa. Nguồn: businesskorea.co.kr

Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc vừa đưa ra thông báo nêu rõ bắt đầu từ ngày 9/7, người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc với visa E-9 diện lao động phổ thông sẽ chỉ được phép thay đổi nơi làm việc trong cùng khu vực với nơi làm việc cũ.

Hệ thống Giấy phép lao động cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không thể tìm được lao động trong nước có thể thuê lao động nước ngoài bằng cách xin giấy phép lao động từ chính phủ. Để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng số lượng lao động nước ngoài được cấp phép thông qua hệ thống cấp phép việc làm trong năm nay lên 110.000 người, số lượng lớn nhất từ trước đến nay.

Thông báo được được đưa ra sau phiên họp thứ 38 của Ủy ban Chính sách lao động nước ngoài. Theo hệ thống hiện tại, người lao động có thể thay đổi nơi làm việc đến bất cứ khu vực nào tại Hàn Quốc chỉ cần đáp ứng điều kiện là công ty mới phải trong cùng ngành, lĩnh vực với nơi làm cũ.

Tuy nhiên, điều này được nhận định là đã góp phần dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân lực cục bộ do sự di chuyển của người lao động tập trung về khu vực đô thị. Số liệu thống kê cho thấy có tới 31,5% lao động nước ngoài đã thay đổi nơi làm việc được phân công ban đầu sang nơi làm việc khác trong vòng một năm sau khi nhập cảnh.

Một cuộc khảo sát với 500 công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc do Viện Doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc (KOSBI) thực hiện vào năm 2023 cho thấy khoảng 81,2% nhà điều hành doanh nghiệp trả lời rằng việc tìm người thay thế lao động nước ngoài là khó khăn nhất khi những người lao động theo diện visa E-9 thôi việc để chuyển công ty.

Do đó, theo luật cải cách, bắt đầu từ ngày 9/7, người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc diện visa E-9 sẽ chỉ được phép thay đổi nơi làm việc trong cùng khu vực với nơi làm việc trước đây, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như ngành công nghiệp đóng tàu, đang ở trong tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, thì người lao động nước ngoài có thể thay đổi nơi làm việc khác khu vực. Bên cạnh việc hạn chế quyền thay đổi nơi làm việc, Chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra kế hoạch cung cấp nhiều lợi ích cho người lao động nước ngoài làm việc lâu dài, gắn bó với một công ty.

Hiện tại, người lao động diện visa E-9 có thể làm việc tại Hàn Quốc tối đa trong 4 năm 10 tháng, sau đó sẽ phải xuất cảnh về nước và quay lại Hàn Quốc sau 6 tháng. Tuy nhiên, nếu người lao động làm việc liên tục tại 1 công ty trong cả 4 năm 10 tháng thì sau khi xuất cảnh, chỉ cần đợi 1 tháng là có thể quay lại Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên với luật sửa đổi, người lao động chỉ cần làm việc hơn 1 năm tại công ty đầu tiên được chỉ định khi nhập cảnh, thì đã có thể nhận được ưu đãi tái nhập cảnh Hàn Quốc chỉ trong vòng 1 tháng sau khi hết hạn làm việc.

Trong cuộc họp cùng ngày, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc cũng cho biết dự kiến xúc tiến sửa đổi luật lao động trong nửa cuối năm nay để cho phép người nước ngoài đã làm việc từ 2 năm trở lên tiếp tục làm việc tại Hàn Quốc mà không cần làm thủ tục xuất cảnh sau đó lại tái nhập cảnh. Ngoài ra, tiêu chuẩn về chi phí ăn ở cho lao động nước ngoài cũng sẽ được thiết lập thông qua tham vấn giữa các bên do hiện tại đang có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực và nhiều chính sách khuyến khích khác nhau như tăng giới hạn tuyển dụng cho những công ty tại khu vực đã có cơ sở ký túc xá cho công nhân.

Do tình trạng thiếu lao động tiếp tục kéo dài và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thành lập lực lượng đặc nhiệm (TF) xúc tiến quản lý thống nhất và toàn diện nguồn nhân lực nước ngoài sớm nhất trong nửa đầu năm 2024./.



Xem thêm: mth.62771654101703202-ceiv-neyuhc-9-e-neid-gnoht-ohp-gnod-oal-ehc-nah-couq-nah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàn Quốc hạn chế lao động phổ thông diện E-9 chuyển việc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools