Ngày 11-7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo chu kỳ. Cụ thể từ 15 giờ cùng ngày, xăng E5RON92 giảm 51 đồng mỗi lít, có giá bán mới không cao hơn 20.419 đồng/lít.
Giá xăng dầu tăng, giảm đan xen từ 15 giờ ngày 11-7
Trong khi đó, xăng RON95 lại tăng 69 đồng mỗi lít, có giá bán mới 21.497 đồng/lít. Tương tự, dầu diesel tăng 447 đồng/lít, có giá bán 18.616 đồng/lít; dầu hỏa tăng 394 đồng/lít, có giá bán 18.320 đồng/lít; dầu mazut có giá 15.288 đồng/kg sau khi tăng 665 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành.
Tại kỳ điều hành này, Liên Bộ quyết định không trích lập, không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này chịu ảnh hưởng của các yếu tố như việc Saudi Arabia và Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng mới, nâng tổng mức giảm của OPEC+ trong tháng 8 lên khoảng 5 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, việc Mỹ và Trung Quốc công bố các số liệu kinh tế mới, sự gia tăng lo ngại về các đợt tăng lãi suất tiếp theo của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, việc lo ngại tình hình chính trị ở Nga sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ…,khiến giá xăng dầu có biến động tăng, giảm nhẹ đan xen, nhưng nhìn chung là tăng nhẹ.
Tại cuộc họp với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để đánh giá việc thực hiện công tác đảm bảo nguồn cung 6 tháng đầu năm, chỉ đạo giải pháp cung ứng xăng dầu 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao sản lượng tối thiểu cả nguồn trong nước và nhập khẩu mà bộ đã giao.
Người đứng đầu Bộ Công Thương yêu cầu trong mọi tình huống không để đứt gãy, không để thiếu nguồn cung xăng dầu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm: mth.85085454111703202-gnod-96-gnat-59nor-gnax-gnod-15-maig-29nor5e-gnax-aig/et-hnik/nv.moc.dln