vĐồng tin tức tài chính 365

PGS.TS Phạm Thế Anh: "Nhìn sâu vào bản chất kinh tế vẫn rất khó khăn"

2023-07-11 16:01

Sáng 11/7, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Toạ đàm đối thoại chính sách quý II/2023 với chủ đề: “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”.

Cần biện pháp kích cầu có chọn lọc

Phát biểu tại toạ đàm, PGS.TS Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân - đánh giá tăng trưởng GDP quý II/2023 cao hơn so với quý I/2023 nhưng còn ở dưới xa con số trung bình 5 năm của giai đoạn trước Covid-19.

Ngoại trừ nông, lâm, thủy sản, sản xuất ở 2 khu vực lớn còn lại đều cho thấy dấu hiệu tiêu cực. Ở góc độ tổng cầu, tăng trưởng được đóng góp chủ yếu nhờ nhập khẩu giảm mạnh, tuy nhiên tồn kho lại tăng cao tới 20% ở các ngành chế biến, chế tạo.

Trong khi đó, công nghiệp chế biến chế tạo liên quan đến xuất khẩu và bất động sản giảm mạnh; dịch vụ lưu trú, ăn uống không còn đột biến và dịch vụ tài chính tăng chậm lại trong khi kinh doanh bất động sản tiếp tục suy giảm.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động giảm nhưng số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng cao.

Về lạm phát, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng lạm phát bắt đầu giảm mạnh từ cuối năm 2022, một phần thể hiện sức cầu yếu của nền kinh tế, thu nhập của người dân giảm sút. Ngoài ra, thị trường tài sản của Việt Nam giảm rất mạnh từ cuối quý IV đến quý I năm nay kéo theo tiêu dùng cắt giảm nhanh.

Hai yếu tố khác khiến lạm phát giảm còn do cung tiền tăng chậm, lãi suất cao và giá các loại nguyên nhiên vật liệu giảm đáng kể so với 2022. Tuy nhiên, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, điểm cần lưu ý là lạm phát lõi đang giảm rất chậm, bình quân 6 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,74%.

Kinh tế vĩ mô - PGS.TS Phạm Thế Anh: 'Nhìn sâu vào bản chất kinh tế vẫn rất khó khăn'

Toàn cảnh toạ đàm.

Theo đó, vị chuyên gia cho rằng thời gian tới có thể sử dụng một số biện pháp kích cầu có chọn lọc và kết hợp các chính sách cải thiện các tổng cung tiềm năng.

Theo phân tích của vị chuyên gia kinh tế, nước ta đã trải qua nửa đầu năm 2023 đầy khó khăn, thách thức. Mức tăng trưởng 3,72% dù thấp nhưng đã thể hiện được sự nỗ lực lớn của mọi lĩnh vực kinh tế.

Thực tế cho thấy, tất cả các thành phần tổng cầu của nền kinh tế đều suy giảm hoặc tăng trưởng thấp. Trước hàng loạt khó khăn về thị trường, vốn, giá cả đầu vào tăng cao, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tìm được giải pháp để thoát khỏi khó khăn.

Ông cũng nhấn mạnh "kinh tế đang hồi phục là câu nói mang tính khích lệ, nhìn sâu vào bản chất kinh tế vẫn rất khó khăn”.

Giải pháp tiền tệ đột phá

Nhìn nhận lại tình hình thời gian qua, PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM đánh giá tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3,72% là mức tăng thấp thứ 2 từ năm 2010 trở lại đây, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020.

Sản xuất công nghiệp đối mặt với một năm đầy khó khăn trong bối cảnh giảm nhu cầu tiêu dùng tại nhiều nước đối tác thương mại lớn giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát.

Giá trị tăng thêm toàn ngành 6 tháng đầu năm chỉ ở mức 0,44%, là mức tăng thấp nhất cùng kỳ các năm 2011-2023, và chỉ đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1.367,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn mức tăng 3% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2018-2023. Trong cơ cấu vốn đầu tư, vốn đầu tư thực hiện của khu vực Nhà nước dẫn đầu về tốc độ tăng (kích cầu từ chính sách tài khoá).

Kinh tế vĩ mô - PGS.TS Phạm Thế Anh: 'Nhìn sâu vào bản chất kinh tế vẫn rất khó khăn' (Hình 2).

PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM.

Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc có những động thái hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể như Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, thường xuyên phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả với chính sách tài khoá và các chính sách vĩ mô khác nhằm đảm bảo đạt mục tiêu chung của chính sách tiền tệ cũng như góp phần đạt được các chỉ tiêu vĩ mô mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.

Tuy nhiên, vị PGS.TS cho rằng, để tăng trưởng mức 8-9% trong hai quý còn lại của năm, cần có những giải pháp đột phá hỗ trợ nền kinh tế. Trong đó, cần khơi thông những nguồn lực, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

“Một là phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, vấn đề nợ xấu. Thứ hai là lãi suất phải phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn. Ngoại trừ những trường hợp những lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu hay với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ cao, còn lại là phải chấp nhận đó là thị trường.

Một vấn đề quan trọng hơn là phải ổn định được tỉ giá. Thời điểm này ổn định tỉ giá là rất quan trọng để tránh nhập khẩu lạm phát và tạo ra một nền tảng vĩ mô ổn định”, PGS.TS Nguyễn Đức Trung nêu.

Xem thêm: lmth.026616a-nahk-ohk-tar-nav-et-hnik-tahc-nab-oav-uas-nihn-hna-eht-mahp-stsgp/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“PGS.TS Phạm Thế Anh: "Nhìn sâu vào bản chất kinh tế vẫn rất khó khăn"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools