vĐồng tin tức tài chính 365

Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế nói không đưa tiền cho ai khi nhận 253 lần hối lộ chuyến bay giải cứu

2023-07-12 17:13
Bị cáo Phạm Trung Kiên - cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế - được dẫn giải đến phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: DANH TRỌNG

Bị cáo Phạm Trung Kiên - cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế - được dẫn giải đến phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: DANH TRỌNG

Chiều 12-7, Hội đồng xét xử vụ án chuyến bay giải cứu tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong nhóm quan chức nhận hối lộ vụ chuyến bay giải cứu.

Khoảng 16g, Hội đồng xét xử thẩm vấn ông Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế.

Ông Kiên dù không có chức năng, nhiệm vụ trong phê duyệt chuyến bay, nhưng lại là cán bộ nhận hối lộ nhiều nhất cả số lần và số tiền trong vụ chuyến bay giải cứu.

Thời điểm dịch COVID-19, cơ quan chức năng thông qua ông Kiên để trình thứ trưởng xem xét, ký duyệt văn bản trả lời cấp phép chuyến bay giải cứu.

Nói bị cáo quát tháo doanh nghiệp là không đúng sự thật

Tại tòa, ông Kiên khai công tác tại Vụ trang thiết bị y tế, được giao làm thư ký thứ tưởng từ tháng 12-2019 đến tháng 2-2022.

"Với vị trí giúp việc cho thứ trưởng, bị cáo chỉ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trình thứ trưởng xét duyệt. Bị cáo tiếp nhận hồ sơ từ Cục Y tế dự phòng", ông Kiên trình bày.

"Khi tiếp nhận hồ sơ, bị cáo có nhiệm vụ gì?", tòa hỏi. "Bị cáo chỉ có nhiệm vụ trình thứ trưởng để thứ trưởng xét duyệt", Kiên khai.

Ngay từ khi nhận nhiệm vụ, bị cáo gặp thứ trưởng đã được chỉ đạo tất cả hồ sơ phải trình lên, nếu om hồ sơ thì thứ trưởng sẽ kỷ luật cho thôi nhiệm vụ do đó bị cáo xử lý theo đúng trình tự, không chậm trễ khâu nào hết.

Bị cáo có nhận tiền, vật chất gì từ các doanh nghiệp?

Bị cáo có nhận tiền của các doanh nghiệp như kết luận điều tra và cáo trạng đã nêu.

Quá trình tiếp xúc doanh nghiệp bị cáo có ra giá 150-200 triệu một chuyến bay?

Bị cáo không yêu cầu doanh nghiệp, các mức chi, hình thức chi đều do doanh nghiệp chủ động đề xuất.

Lời khai của một số doanh nghiệp yêu cầu rồi bị cáo quát tháo doanh nghiệp là không đúng sự thật.

Nhiều doanh nghiệp khai bị cáo đưa ra giá thậm chí quát tháo họ - chủ tọa đặt vất đề.

Những lời khai đó là không đúng sự thật. Bị cáo có các căn cứ để chứng minh. Họ đều chủ động liên hệ với bị cáo. Nhiều người sau khi được cấp phép thì đến gặp bị cáo và những chuyến đấy không gặp trở ngại gì.

Bị cáo Kiên khai  không đưa tiền cho ai khi nhận hối lộ từ chuyến bay giải cứu

- Bị cáo đã nhận tổng số bao nhiêu tiền từ các doanh nghiệp, tòa tiếp tục hỏi.

- Liên quan chuyến bay combo, bị cáo nhận 27 tỉ, còn khách lẻ về nước là 15 tỉ, tổng khoảng 42 tỉ đồng. Bị cáo không có hiểu biết, khi nhận tiền thì bị cáo cho người thân vay, cho đi đầu tư đất đai, cho một ông chú quê Thái Bình vay và đầu tư đất ở Ba Vì, Mũi Né, Hoài Đức. Bị cáo đã tường trình với đại diện Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.

- Khi nhận tiền bị cáo có đưa cho ai?, tòa hỏi

- Bị cáo không đưa cho ai.

- Bị cáo nhận 42 tỉ nhưng không đưa cho ai? chủ tọa hỏi dồn dập.

- "Dạ vâng", Kiên trả lời dứt khoát

- "Có đúng thế không?", chủ tọa truy.

- Bị cáo cam đoan là sự thật.

- Có ai tác động để bị cáo khai khác không?

- Dạ không.

Ông Kiên cho biết thêm, đến nay đã chủ động trả lại cho các doanh nghiệp 12 tỉ đồng. "Bị cáo mới biết gia đình đã nộp lại khoảng 27 tỉ trên 42 tỉ đồng. Bị cáo cũng nhắn với các luật sư về nói với gia đình cố gắng khắc phục triệt để số tiền này trong quá trình diễn ra phiên tòa.

Tòa cho các bị cáo đối chất

Trước những lời khai trên, chủ tọa cho bị cáo Đào Minh Dương (chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun) lên đối chất. 

Trong phiên tòa hôm qua, ông Dương khẳng định bị Kiên yêu cầu chung chi, ra giá 150 triệu một chuyến bay. Chủ doanh nghiệp này còn khai tại phòng họp của Bộ Y tế chứng kiến Kiên quát tháo các đại diện doanh nghiệp và yêu cầu chung chi.

Khi đối chất với Kiên, ông Dương tiếp tục khẳng định chứng kiến ông Kiên quát các doanh nghiệp rằng "các anh không đưa mấy triệu một khách thì không được". Khi doanh nghiệp nói "như thế một chuyến mấy tỉ thì sao chịu được" thì anh Kiên mới xuống giọng.

"Anh Kiên đưa ra lý do rằng các anh nộp cho anh Tuấn A08 (Cục quản lý xuất nhập cảnh- PV) 150 triệu một chuyến nên cũng phải nộp cho Kiên bằng giá. 

Có thể đưa cho một trong hai người, nếu không nộp thì không duyệt", lời khai đối chất của bị cáo Dương.

Không giảm tiền vì "có barem rồi"

Tòa tiếp tục gọi bị cáo Lê Hồng Sơn, tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh lên đối chất. Ông Sơn cho biết do thời gian quá lâu không nhớ cụ thể câu nói của Kiên, nhưng nhớ rằng khi đề nghị giảm giá xuống 100 triệu một chuyến bay thì Kiên nói không được vì "có barem rồi".

Bị cáo Vũ Minh Thắng, giám đốc Công ty Thuận An cũng khai gặp ông Kiên vào tháng 7-2021 tại Bộ Y tế. Thời điểm đó, Kiên đưa ra giá phải chi 15 triệu một khách lẻ được bay giải cứu. Đến tháng 10, khi được cấp phép chuyến bay đầu tiên, Kiên gọi ông Thắng lên phòng làm việc và yêu cầu chi 150 triệu một chuyến bay.

Sau khi nghe lời khai từ ba bị cáo đại diện  doanh nghiệp, ông Kiên khẳng định "cả ba người khai không đúng sự thật".

Kiên giải thích, trước đó công ty của ông Dương đã thực hiện nhiều chuyến bay "mà không cần phải gặp bị cáo". Sau đó, thông qua một người bạn chung thì ông Dương đến gặp Kiên và nhờ giúp đỡ. 

"Khi gặp ông Dương trình bày biết các doanh nghiệp khác chi 150 triệu đồng một chuyến bay. Ông cũng nói công ty mới làm, lượng khách không đều nên xin chi 100 triệu một chuyến và bị cáo đồng ý", cựu thư ký của thứ trưởng phân trần.

Cơ quan truy tố cáo buộc quá trình thực hiện nhiệm vụ, thư ký Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 triệu đến 200 triệu một chuyến bay.

Đối với chuyến bay combo, thư ký Kiên ra giá với doanh nghiệp phải "chung chi" từ 500.000 - 2 triệu đồng một khách. Với hình thức "đếm đầu người" cho khách lẻ, Kiên ra giá 7-15 triệu đồng/khách.

Chỉ trong gần 9 tháng của năm 2021, ông Kiên đã có đến 253 lần nhận tiền của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và một số khách lẻ.

Ngoài ra ông Kiên còn cùng với ông Vũ Anh Tuấn (cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) yêu cầu, gợi ý các doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho ông Kiên để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay cũng như kịp trả lời các văn bản liên quan "chuyến bay giải cứu".

Trong 253 lần nhận hối lộ, đa phần những cuộc gặp mặt ngã giá và đưa nhận tiền của cựu thư ký thứ trưởng đều diễn tra tại trụ sở Bộ Y tế hoặc doanh nghiệp chuyển khoản vào tài khoản của mẹ vợ Kiên. Một số ít lần Kiên nhận tiền ở bên ngoài trụ sở bộ.

Tổng số tiền cựu thư ký thứ trưởng nhận hối lộ lên đến 42,6 tỉ. Sau khi vụ án bị khởi tố, ông Kiên đã chuyển khoản trả lại cho nhiều người tổng số 12,2 tỉ đồng.

TTO tiếp tục cập nhật

Cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế ra giá đến 200 triệu đồng mỗi chuyến bayCựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế ra giá đến 200 triệu đồng mỗi chuyến bay

Ông Phạm Trung Kiên - cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - bị viện kiểm sát xác định nhận số tiền lớn nhất, với 253 lần nhận “lót tay” 42,6 tỉ trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Xem thêm: mth.6621853121703202-uuc-iaig-yab-neyuhc-ol-ioh-nal-352-nahn-ihk-ia-ohc-neit-aud-gnohk-ion-et-y-ob-gnourt-uht-yk-uht-uuc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế nói không đưa tiền cho ai khi nhận 253 lần hối lộ chuyến bay giải cứu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools