vĐồng tin tức tài chính 365

Tham vọng giảm phụ thuộc Trung Quốc của kinh tế Đức

2023-07-15 08:03

Hôm 13/7, Đức lần đầu tiên công bố chiến lược về Trung Quốc. Đây là nỗ lực nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế khổng lồ của mối quan hệ này với nhu cầu giảm thiểu rủi ro từ các động thái của Trung Quốc cả trong nước và trên toàn cầu.

Tài liệu 64 trang cho rằng Đức không nên chỉ coi Trung Quốc là đối tác kinh tế nữa, mà còn là một đối thủ. Mục đích chính là giảm rủi ro từ việc các doanh nghiệp Đức phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc.

"Trung Quốc đã thay đổi, vì thế, chính sách của chúng ta với Trung Quốc cũng phải thay đổi theo. Không muốn tách rời Trung Quốc, nhưng phải giảm rủi ro hết mức có thể", Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock giải thích khi trình bày về tài liệu này.

Cùng với các nước trong Liên minh châu Âu (EU), Đức sẽ tăng cường xác minh các khoản đầu tư của Trung Quốc, đồng thời cân nhắc cơ chế đánh giá đầu tư của Đức vào đây. Tài liệu cũng cho biết Đức sẽ tăng biện pháp khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động khỏi Trung Quốc.

Baerbock nói rằng Đức và EU sẽ cùng nhau phản ứng nếu Trung Quốc áp biện pháp thù địch nhắm vào một quốc gia trong EU. Họ sẽ dùng thị trường nội địa "làm công cụ mạnh mẽ nhất".

Giới phân tích đánh giá đây là cách tiếp cận mới với quốc gia nổi tiếng là thân thiện nhất với Trung Quốc tại châu Âu. Nhưng nó cũng không phải là sự thay đổi hoàn toàn. Chiến lược trên không đề xuất cấm Trung Quốc tiếp cận công nghệ, như cách Mỹ đang làm. Đức cũng vẫn nhấn mạnh nhu cầu duy trì quan hệ kinh tế tốt đẹp với Trung Quốc và cùng hợp tác chống biến đổi khí hậu.

Quảng cáo xe Volkswagen tại Trung Quốc. Ảnh: Costfoto

Quảng cáo xe Volkswagen tại Trung Quốc. Ảnh: Costfoto

Các nhà phân tích nói rằng so với bản nháp bị rò rỉ tháng 11 năm ngoái, chiến lược chính thức nhẹ nhàng hơn. Bản nháp có quy định buộc doanh nghiệp công khai về mức độ hiện diện tại Trung Quốc, và phải được đánh giá mức độ vững chãi trong trường hợp khủng hoảng địa chính trị.

"Rõ ràng là chính phủ không muốn gây sức ép cho các doanh nghiệp. Chúng ta sẽ xem liệu các công ty phụ thuộc lớn vào Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào", Noah Barkin - chuyên gia tại Rhodium Group nhận định.

Các quan chức cho rằng tài liệu này cũng phản ánh sự nhượng bộ trong nội bộ liên minh cầm quyền. Một số thành viên ủng hộ lập trường cứng rắn với Trung Quốc, trong khi Thủ tướng Olaf Scholz muốn thân thiện hơn về kinh doanh.

Chiến sự Nga - Ukraine đã khiến Đức rút ra bài học. Việc phụ thuộc vào Nga đã đẩy Đức vào khủng hoảng năng lượng. Họ không muốn lặp lại điều đó với Trung Quốc.

"Tầm quan trọng của Nga trong kinh tế Đức chỉ là phần nhỏ so với Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường xe hơi lớn nhất và thị trường hóa chất lớn nhất. Không thể so sánh được", Titus von dem Bongart - nhà phân tích tại Ernst & Young Trung Quốc nhận định.

Các công ty Đức là những doanh nghiệp phương Tây đầu tiên coi Trung Quốc là thị trường, chứ không chỉ là nơi sản xuất giá rẻ. Họ tới đây sản xuất máy móc cho các nhà máy, xây dựng cơ sở vật chất cho Trung Quốc và chào mời bán xe hơi cho tầng lớp trung lưu mới nổi.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, Trung Quốc dần trở thành đối thủ của Đức. Họ hiện xuất khẩu nhiều xe hơn Đức, theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc. Dù vậy, họ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong 7 năm qua, với kim ngạch gần 300 tỷ euro (332 tỷ USD) năm ngoái, theo số liệu của Cơ quan Thống kê Đức.

Các công ty Đức đang cải tổ chuỗi cung ứng để bảo vệ hoạt động trên toàn cầu nếu nguồn cung tại Trung Quốc đứt gãy. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng đầu tư vào đây.

"Volkswagen luôn quản trị rủi ro. Chúng tôi đã đầu tư hàng tỷ USD vào Mỹ và Nam Mỹ. Dù vậy, Volkswagen vẫn sẽ tiếp tục rót tiền vào Trung Quốc, mục tiêu là phát triển chuỗi cung ứng độc lập hơn tại đây", Ralf Brandstätter - Giám đốc Volkswagen tại Trung Quốc cho biết sau khi Đức công bố chiến lược đối phó Trung Quốc.

Trung Quốc đóng góp 37% doanh số xe mới của VW trên toàn cầu năm nay. Tháng trước, CEO Oliver Blume cho biết trước các nhà đầu tư rằng VW đã bán 3,2 triệu xe mới tại Trung Quốc năm ngoái, tương đương doanh số ở châu Âu.

Gã khổng lồ hóa chất Đức BASF cũng lên kế hoạch đầu tư 10 tỷ euro vào một nhà máy ở Trạm Giang. Khi hoàn thiện, đây sẽ là nhà máy lớn thứ ba của BASF trên thế giới. Hồi tháng 4, CEO Martin Brudermüller cho biết trước các cổ đông rằng Trung Quốc hiện đóng góp 15% doanh số hàng năm cho hãng này.

Các hiệp hội doanh nghiệp của Đức và một số nước khác cũng đã cảnh báo Berlin không nên làm theo Mỹ, là đối đầu với Trung Quốc. Thay vào đó, họ nên tin tưởng các doanh nghiệp tự biết cách kiểm soát mức độ hiện diện tại đây.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao cũng gặp CEO SAP và Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí - Kỹ thuật Đức. Ông khẳng định Trung Quốc sẽ cải thiện môi trường kinh doanh cho tất cả doanh nghiệp quốc tế.

Cui Hongjian - Giám đốc bộ phận nghiên cứu châu Âu tại Viện Quốc tế học Trung Quốc cho rằng vì nội dung tài liệu đã bị rò rỉ từ trước, Bắc Kinh đã ý thức được mục tiêu của chiến lược này.

"Trung Quốc giờ đã biết các quy tắc của Đức là gì. Nhưng Đức sẽ thực hiện những quy tắc đó như thế nào?", Cui nói. Ông cho rằng Trung Quốc muốn tiếp tục hợp tác và giao thương với Đức, nhưng hai bên sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để xử lý những sự khác biệt và siết hợp tác trong tương lai.

Tháng 11/2022, Đức thông qua quy định thắt chặt điều kiện và áp trần hỗ trợ của chính phủ với các doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài. Giới chức cho biết điều này nhằm giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp tại Trung Quốc và khuyến khích đầu tư sang địa điểm khác.

Bộ Kinh tế Đức cũng ngày càng thận trọng với các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Cuối năm ngoái, họ chặn thương vụ bán một nhà máy chip cho chi nhánh tại Thụy Điển của một doanh nghiệp Trung Quốc.

Những động thái này phần nào khiến các công ty Đức phải tìm lựa chọn khác thay thế. Dù Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất của Đức trong quý I, thương mại giữa hai bên đã giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hôm qua, Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức cho biết họ hy vọng Đức sẽ lý trí và khách quan trong vấn đề này. "Ép buộc giảm rủi ro dựa trên các định kiến sẽ phản tác dụng và càng kéo rủi ro lên cao mà thôi", cơ quan này cho biết.

Hà Thu (theo WSJ, Reuters)

Xem thêm: lmth.8709264-cud-et-hnik-auc-couq-gnurt-couht-uhp-maig-gnov-maht/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tham vọng giảm phụ thuộc Trung Quốc của kinh tế Đức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools