vĐồng tin tức tài chính 365

6 thông tin hữu ích về việc làm Game Designer dành cho ứng viên (phần 1)

2023-07-17 08:43

Giới thiệu về vị trí công việc Game Designer - Ảnh: Internet

Giới thiệu về vị trí công việc Game Designer - Ảnh: Internet

Tổng quan về vị trí Game Designer

Để hiểu được Game Designer là gì, ta trước hết hãy cùng tìm hiểu về khái niệm Game Design (Thiết kế game). Có thể hiểu, thiết kế game chính là quá trình xây dựng và phát triển nên một trò chơi. 

Quá trình này tưởng chừng rất đơn giản thế nhưng lại vô cùng phức tạp với vô số bước. Từ việc lên ý tưởng, thiết lập quy tắc, mục tiêu, cấp độ cho người chơi đến tạo ra các thử thách, sự kiện, giải thưởng hấp dẫn,... Mỗi loại hình game: nhập vai, chiến thuật, board game,... lại đòi hỏi sự sáng tạo và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Vậy Game Designer là gì?

Game Designer là gì?

Game Designer là người trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế game, đóng vai trò tạo ra các khái niệm, quy tắc và cơ chế của game. Đây được xem là một nghề đòi hỏi sáng tạo cao đồng thời không có bất kỳ giới hạn. Tuy nhiên, để trở thành Game Designer đòi hỏi ứng viên phải hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực: công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, sáng tạo nội dung,...

Game Designer đóng vai trò chính trong các dự án thiết kế game - Ảnh: Internet

Game Designer đóng vai trò chính trong các dự án thiết kế game - Ảnh: Internet

Phân biệt cơ bản giữa Game Designer và Graphic Designer

Rất nhiều người nhầm lẫn rằng thiết kế game (Game Design) là một phần của thiết kế đồ họa (Graphic Design). Tuy nhiên, khái niệm thiết kế game giờ đây đã rộng hơn rất nhiều đồng thời có những chiều sâu khác biệt so với thiết kế đồ họa. Dưới đây là bảng mô tả công việc chính của hai ngành nghề Game Designer và Graphic Designer để bạn dễ dàng phân biệt:

Game Designer

Graphic Designer

– Xây dựng cốt truyện game, hình tượng nhân vật, đối thoại trong game.

– Thiết lập quy tắc, cơ chế trò chơi, các chiến thuật, cách thức tính điểm.

– Thiết lập cấp độ người chơi, phân tầng mức độ khó dễ.

– Chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, kết xuất hình ảnh.

– QA test chất lượng đầu ra bằng cách trải nghiệm game.

– Gặp gỡ, trao đổi với khách hàng để tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm.

– Tư vấn thiết kế các ấn phẩm truyền thông.

– Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.

– Chọn kiểu chữ, bố cục, hình ảnh, màu sắc,...

– Kiểm tra lỗi trước khi xuất bản.

Công việc của Game Designer là gì?

Dưới đây là mô tả công việc chi tiết của một Game Designer chuyên nghiệp:

● Lên ý tưởng về mặt nội dung, concept, thể loại game, xu hướng thiết kế đồ họa,... để phát triển dự án game mới.

● Thử nghiệm các thể loại trò chơi khác nhau, lên phương án kết hợp nhiều thể loại trong cùng một game.

● Xác định các yêu cầu đặt ra cho game, có thể là yêu cầu từ Game Designer hoặc yêu cầu từ đơn vị đầu tư.

● Phác thảo sơ lược ý tưởng về nội dung, quy tắc trò chơi.

● Xây dựng và phát triển phần cốt truyện, nhân vật trong game, lối chơi cũng như các cấp độ, thử thách.

● Phối hợp cùng các bộ phận khác như: Game Developer, Game Programmer, Game Tester,... để hoàn thiện dự án game.

● Đề xuất các ý tưởng mới, cải tiến, nâng cấp phiên bản trò chơi hiện có.

Cơ hội và thách thức khi làm Game Designer

Cơ hội

Ngành công nghiệp game đã và đang phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Số lượng người chơi trên toàn thế giới cũng ngày càng tăng cao, với con số xấp xỉ 2.5 tỷ người. Cho đến nay, ngành công nghiệp game vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, ngược lại còn có xu hướng bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên ngành này vẫn đang thiếu hụt nhân sự do yêu cầu tuyển Game Designer rất cao.

Ngành công nghiệp game phát triển vượt bậc mang đến nhiều cơ hội việc làm cho Game Designer - Ảnh: Internet

Ngành công nghiệp game phát triển vượt bậc mang đến nhiều cơ hội việc làm cho Game Designer - Ảnh: Internet

Ngành công nghiệp game tại Việt Nam cũng dần có những bước đầu phát triển mạnh mẽ. Điều này giúp xã hội có cái nhìn tích cực hơn về game, thấy được định hướng sự nghiệp tiềm năng từ nghề Game Designer. Đây chính là cơ hội tuyệt vời dành cho các bạn trẻ yêu game, đam mê sáng tạo và mong muốn khẳng định mình.

Niềm đam mê với game giờ đây không chỉ dừng ở việc chơi game giải trí mà nó còn có thể biến thành động lực làm việc, trở thành công việc mà các bạn có thể gắn bó lâu dài trên con đường sự nghiệp.

Thách thức

Một trong những thách thức cho những ai muốn theo đuổi công việc Game Designer đó chính là yêu cầu rất cao về trình độ chuyên môn. Người thiết kế game chuyên nghiệp phải am hiểu về nhiều mảng khác nhau như: lập trình, kỹ thuật phần mềm và âm thanh, dựng chuyển động hoạt hình, biên tập cốt truyện, cấp độ chơi, kiến thức về mỹ thuật, đồ họa,... Bạn có thể không cần phải chuyên sâu tất cả các mảng nhưng phải là người nắm được bao quát mọi lĩnh vực để tạo ra game.

Thách thức tiếp theo mà Game Designer nào cũng có thể gặp phải đó chính là sự thay đổi, nâng cấp liên tục của các nền tảng hay xu hướng game hiện hành. Chính vì vậy, người làm thiết kế game phải luôn liên tục cập nhật, học hỏi và áp dụng những thay đổi mới hàng ngày hàng giờ để theo kịp xu hướng thị trường.

(còn tiếp)

CrazyHubs - tăng tốc khởi nghiệp cho các nhà làm game ViệtCrazyHubs - tăng tốc khởi nghiệp cho các nhà làm game Việt

Là chương trình tăng tốc khởi nghiệp dành riêng cho các nhà làm game muốn học hỏi và phát triển theo dòng Hyper và Hybrid-Casual.

Xem thêm: mth.15693844103603202-1-nahp-neiv-gnu-ohc-hnad-rengised-emag-mal-ceiv-ev-hci-uuh-nit-gnoht-6/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“6 thông tin hữu ích về việc làm Game Designer dành cho ứng viên (phần 1)”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools