1. Sốt:
Dấu hiệu sốt trong bệnh sốt xuất huyết rất khác biệt. Đó là một dạng sốt cao liên tục, nhiệt độ lên tới trên 39 độ C hoặc trên 40 độ C.
Bà con làm mọi cách như uống thuốc hạ sốt, nhét hậu môn, lau mát mà nhiệt độ hạ chỉ một chút thôi rồi sốt lại. Sốt xuất hiện đột ngột ngay ngày đầu tiên của bệnh. Có một số bệnh nhân sau hai ngày bị sốt cao thì sốt đột ngột giảm nhanh cũng giống như nó đột ngột đến. Tuy nhiên, bà con phải cảnh giác thấy nhiệt độ giảm đột ngột là có thể bệnh của bé đang chuyển nặng, cần kịp thời đưa vô bệnh viện.
Còn bệnh tay chân miệng thì thường không sốt hoặc sốt nhẹ trong những ngày đầu. Nhiệt độ thường không quá 38,3 độ C. Nếu như mấy ngày đầu sốt nhẹ, bỗng dưng vài ba ngày sau bé sốt cao vút lên trên 40 độ C hoặc 41 độ C, sốt liên tục trên hai ngày mà không có cách chi hạ sốt được. Lúc đó là bệnh tay chân miệng đang chuyển sang nặng hơn, trung tâm điều hòa thân nhiệt bị tổn thương nghiêm trọng rồi, bà con nên đưa bé vào bệnh viện liền.
2. Nốt đỏ trên da:
Nốt đỏ trên da mà bà con hay gọi là phát ban. Phát ban của hai bệnh đều có xảy ra, nhưng diễn biến nốt ban sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng khác nhau nhiều lắm.
Ban đỏ trên da của bệnh sốt xuất huyết xuất hiện muộn hơn bệnh tay chân miệng vài ba ngày. Nó có hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu bắt đầu từ ngày thứ ba trở đi, trên da xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da có dạng chấm hoặc mảng màu đỏ và nổi bật hơn trên cánh tay, chân và mặt.
Ban đỏ trên da của bệnh nhân tay chân miệng xuất hiện sớm trong vòng một hoặc hai ngày kể từ khi bắt đầu sốt, các đốm nhỏ màu đỏ nhanh chóng chuyển thành mụn nước. Các mụn nước thường xuất hiện dưới dạng các tổn thương nhỏ, chứa đầy chất lỏng trên bàn tay, bàn chân và bên trong miệng.
Số bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại các bệnh viện tuyến cuối ở TP.HCM đều tăng. Theo bác sĩ điều trị, nếu trẻ mắc hai bệnh này tiếp tục tăng, có thể làm quá tải hệ thống y tế.