vĐồng tin tức tài chính 365

Dự án ngăn triều đội vốn 'mỗi ngày mất 1,46 tỉ': Chờ Sở KH-ĐT TP.HCM trả lời

2023-07-19 06:19
Cống ngăn triều Tân Thuận (quận 4 và quận 7) được kỳ vọng giúp người dân quận 7, quận 4 và quận 8 thoát cảnh ngập nước - Ảnh: T.T.D.

Cống ngăn triều Tân Thuận (quận 4 và quận 7) được kỳ vọng giúp người dân quận 7, quận 4 và quận 8 thoát cảnh ngập nước - Ảnh: T.T.D.

Dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đầu tư theo hợp đồng BT, ký kết với UBND TP.HCM. Dự án được khởi công ngày 26-6-2016 và theo kế hoạch phải đưa vào hoạt động từ năm 2018 nhưng phải dừng nhiều lần.

Mỗi ngày trôi qua mất 1,46 tỉ

Sau khi bị tạm dừng một thời gian vào năm 2018 do vướng mặt bằng, đến năm 2019 hết hạn hợp đồng BT. Công ty Trung Nam BT 1547 và UBND TP ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian hoàn thành đến 26-6-2020. 

Tuy nhiên dự án ngăn triều lại tạm dừng từ tháng 11-2020 đến nay vì không được tái cấp vốn. Trong khi đó, do dự án đang tạm dừng, chưa được UBND TP nghiệm thu nên TP chưa thanh toán cho nhà đầu tư. Vì vậy, nhiều năm qua nhà đầu tư chưa có nguồn vốn để trả nợ vay và tiếp tục thi công.

Ngày 1-4-2021, Chính phủ ban hành nghị quyết 40 "cho phép tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo cơ chế đặc thù... nhưng phải thực hiện việc thanh toán, quyết toán, kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật". 

Trên cơ sở đó, UBND TP cho gia hạn hoàn thành dự án đến năm 2023. UBND TP cũng làm việc với Ngân hàng Nhà nước, BIDV để tháo gỡ việc tái cấp vốn và giải ngân cho dự án ngăn chiều này.

Đến tháng 1-2023, phụ lục hợp đồng của dự án mới được ký kết. Tuy nhiên dự án lại tiếp tục vướng với thủ tục giải ngân theo yêu cầu từ ngân hàng. Để tháo gỡ khó khăn về vốn nhanh chóng tiếp tục triển khai hoàn thành đúng tiến độ, giữa tháng 6-2023, phía Công ty Trung Nam BT 1547 đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trương cho công ty vay vốn từ Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM và vay thêm từ ngân hàng.

Trên cơ sở đó, UBND TP đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), với vai trò tổ trưởng tổ công tác, chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu, đề xuất cho UBND TP giải pháp. Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường cũng đã chỉ đạo Sở KH-ĐT khẩn trương phối hợp các đơn vị xem xét kiến nghị tháo gỡ vướng mắc của Công ty TNHH Trung Nam BT 1547.

Thời hạn hoàn thành dự án, theo chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM và UBND TP là cuối năm 2023. Trong khi đó, căn cứ vào kiến nghị của Công ty Trung Nam BT 1547, nếu không có giải pháp tối ưu, riêng việc hoàn thành thủ tục giải ngân từ ngân hàng nhanh nhất cũng mất 6 tháng mới có vốn để tiếp tục thực hiện dự án. Trong khi thủ tục kéo dài "mỗi ngày trôi qua dự án phát sinh lãi vay 1,46 tỉ đồng...".

Nhà báo hỏi, Sở KH-ĐT... im lặng

So với kế hoạch ban đầu phải hoàn thành dự án trong năm 2018, đến nay dự án đã trễ hạn 5 năm do nhiều vướng mắc pháp lý, thủ tục. Gắn với quá trình đó, Sở KH-ĐT được UBND TP giao vai trò chủ trì "khẩn trương" tham mưu đề xuất cho TP. Với vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND TP.HCM quản lý nhà nước về đầu tư công, Sở KH-ĐT là đầu mối gắn xuyên suốt với quá trình triển khai dự án.

Điều khó hiểu là tại sao dự án kéo dài như thế và trách nhiệm thuộc về ai khi dự án đội lãi vay, dân vẫn bì bõm lội nước khi triều cường. Tuy nhiên, những ngày qua, báo Tuổi Trẻ đã liên hệ nhiều lần nhưng Sở KH-ĐT chưa thông tin, trao đổi.

Ông Nguyễn Hải Long, trưởng phòng tư vấn pháp lý Công ty TNHH luật AGL, cho rằng việc dự án chậm tiến độ, phát sinh lãi vay có trách nhiệm của UBND TP.HCM và nhà đầu tư là hai bên ký kết hợp đồng BT. Đây là dự án dân sinh, quan trọng đối với người dân TP, nên chính quyền TP, mà Sở KH-ĐT là đầu mối, cần có giải thích đâu là nguyên nhân khách quan, chủ quan để người dân TP hiểu, chia sẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ liên quan dự án, bà Văn Thị Bạch Tuyết, phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho hay Đoàn đại biểu Quốc hội từng khảo sát dự án ngăn triều 10.000 tỉ khi thực hiện chuyên đề giám sát thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021.

"Trong chương trình công tác năm sắp tới, chúng tôi sẽ xem xét đưa dự án này vào giám sát", bà Tuyết nói.

Trước đó, tháng 4-2023, Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng ban hành kết luận về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác giải ngân vốn đầu tư công, các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn TP.HCM, đồng thời thành lập nhiều tổ để trực tiếp, thường xuyên giám sát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện từng dự án. Trong đó có dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng.

Nhiều dự án PPP tại TP.HCM bị giám sát do chậm tiến độ

Theo số liệu thống kê từ trang thông tin của Sở KH-ĐT, trên địa bàn TP.HCM có hàng chục dự án đầu tư PPP đã được triển khai. Tuy nhiên, phần lớn các dự án đang bị chậm tiến độ, vướng mắc, được Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM giám sát, đôn đốc.

Trong đó, ngoài dự án ngăn triều 10.000 tỉ, còn có dự án 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm; dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc Thủ Thiêm; hoàn thiện đường trục bắc - nam trong Thủ Thiêm; mở rộng xa lộ Hà Nội; đường kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - quốc lộ 1...

Dự án ngăn triều phát sinh hơn 1.500 tỉ lãi vay: Lãng phí càng lớn nếu không làm rõ trách nhiệmDự án ngăn triều phát sinh hơn 1.500 tỉ lãi vay: Lãng phí càng lớn nếu không làm rõ trách nhiệm

Sau khi Tuổi Trẻ phản ánh dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng chậm, đội 1.500 tỉ đồng lãi vay, nhiều bạn đọc phản hồi TP cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nếu không sẽ còn lãng phí, thiệt hại càng lớn.

Xem thêm: mth.39600052281703202-iol-art-mch-pt-td-hk-os-ohc-it-64-1-tam-yagn-iom-nov-iod-ueirt-nagn-na-ud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dự án ngăn triều đội vốn 'mỗi ngày mất 1,46 tỉ': Chờ Sở KH-ĐT TP.HCM trả lời”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools