Tại Trung Quốc, trong bối cảnh sức mua còn yếu do tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập bấp bênh, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cam kết sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu dùng.
Tiêu dùng trong nước được xác định là động lực chính trong tăng trưởng GDP năm nay của nền kinh tế số 2 thế giới.
GDP quý II tăng trưởng thấp hơn dự báo do tình hình xuất khẩu liên tục sụt giảm, nhu cầu trong nước không đủ mạnh khiến các cơ quan chức năng sốt ruột triển khai các biện pháp kích thích tiêu dùng.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đang gấp rút xây dựng và triển khai các chính sách để phục hồi, mở rộng tiêu dùng. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng vừa công bố một loạt giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.
Sau khi tăng đến 12,7% trong tháng 5, đến tháng 6, doanh số bán lẻ - thước đo sức tiêu thụ, chỉ còn tăng 3,1%, cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc tiết kiệm, niềm tin tiêu dùng yếu. Thất nghiệp trong giới trẻ vẫn còn cao.
Doanh nghiệp hàng tiêu dùng không dám sản xuất nhiều do xuất khẩu khó, tiêu thụ trong nước chưa mạnh.
Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh các chính sách kích thích cả cung và cầu thị trường nhằm củng cố nền tảng phục hồi kinh tế, duy trì đà phục hồi.
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc một số chính sách tập trung vào cải thiện chính sách kinh tế vĩ mô, mở rộng nhu cầu hiệu quả, củng cố và tối ưu hóa nền kinh tế thực.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng cơ quan chức năng vẫn giữ tâm lý khá thận trọng để phòng ngừa những rủi ro khi nợ công của chính quyền địa phương cao.
VTV.vn - Sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc bị đe dọa bởi sự suy yếu dai dẳng của thị trường bất động và tín hiệu không mấy tích cực từ thị trường việc làm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.82165219091703202-gnud-ueit-hciht-hcik-hcas-hnihc-gnud-yax-tur-pag-couq-gnurt/et-hnik/nv.vtv