Trong khi đó, tình trạng tăng giá tiêu dùng đang là thách thức không nhỏ với các nhà điều hành kinh tế của nước này.
Theo báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội GDP của nước này trong năm tài khóa 2023 có thể đạt mức 1,3%, thấp hơn 0,2% so với dự báo được được đưa ra hồi đầu năm. Trong khi GDP danh nghĩa, tiêu chí thể hiện sự thay đổi do lạm phát hay tốc độ tăng giá tiêu dùng là 4,4%, tăng 2,3% so với dự báo trước đó. Đây là mức tăng trưởng GDP danh nghĩa cao nhất của Nhật Bản trong vòng 32 năm qua.
Điều chỉnh tăng GDP danh nghĩa phản ánh đúng thực trạng tăng giá các mặt hàng tiêu dùng. Trong tháng 6, có khoảng 3.500 các mặt hàng liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày như thực phẩm, đồ uống đã tăng giá.
Đợt tăng giá sẽ còn tiếp tục trong những tháng tới, giá của nhiều sản phẩm khác dự kiến sẽ tăng trong bối cảnh chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng do đồng Yen mất giá, cũng như các chi phí cho năng lượng, điện, gas cũng tăng sau khi chính phủ Nhật Bản dần giảm bớt trợ cấp trong lĩnh vực năng lượng.
Chính phủ Nhật Bản hiện vẫn đang thực hiện các biện pháp trợ cấp cho người dân đối phó với giá cả hàng hóa, các hóa đơn chi phí sinh hoạt tăng cao.
Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, nếu lạm phát có thể ổn định ở mức 2%, trong khi các chiến dịch tăng lương cho người lao động thực hiện triệt để, đây sẽ là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng cho kinh tế nước này.
VTV.vn - Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục đi ngược với xu hướng thắt chặt tiền tệ của các nước, khi tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.15812758012703202-gnourt-gnat-cut-peit-nab-tahn-et-hnik/et-hnik/nv.vtv