vĐồng tin tức tài chính 365

Cần nhiều giải pháp đẩy nhanh dự án chống ngập

2023-07-21 11:09
Cống ngăn triều Tân Thuận (quận 4 và quận 7) được kỳ vọng là giải pháp ngăn triều từ sông Sài Gòn vào kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ - Bến Nghé, giúp người dân quận 7, quận 4 và quận 8 thoát cảnh ngập nước - Ảnh: T.T.D.

Cống ngăn triều Tân Thuận (quận 4 và quận 7) được kỳ vọng là giải pháp ngăn triều từ sông Sài Gòn vào kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ - Bến Nghé, giúp người dân quận 7, quận 4 và quận 8 thoát cảnh ngập nước - Ảnh: T.T.D.

Có những trở ngại ban đầu không lớn, nếu kéo dài sẽ trở thành phức tạp, lãng phí và thiệt hại, dự án chậm trễ dẫn đến đội vốn, gánh nặng ngân sách.

Chỉ tính riêng thiệt hại dự án ngưng thi công từ ngày 15-11-2020, sau 32 tháng đã khiến tăng thêm hơn 3.000 tỉ đồng. Lãi vay phát sinh hơn 1.500 tỉ đồng, mỗi ngày còn phải trả thêm tiền lãi 1,46 tỉ đồng. Dự án đã thi công hơn 93% khối lượng, chỉ còn 7% khối lượng nhưng đình trệ kéo dài dẫn đến lãng phí và thiệt hại như vậy là quá lớn.

Dự án được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên đã trải qua 4 lần gián đoạn, ngưng thi công. Nguyên nhân chỉ vì công tác phối hợp, giải quyết thủ tục.

Khối lượng đã thi công chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu nên nhà đầu tư chưa được thanh toán chi phí để trả nợ vay ngân hàng. Ngưng thi công quá lâu do không được tái cấp vốn, một số máy móc được chuyển đến nơi khác. Thiết bị còn lại gỉ sét, rác thải chất thành đống tại công trình.

Bên cạnh lãng phí, đội vốn đã thấy rõ thì người dân sống trong khu vực và những ai tham gia giao thông trên đường bị ngập nước càng thêm xót xa khi dự án dở dang cứ thế kéo dài.

Nhà đầu tư làm dự án kinh doanh bao giờ cũng mong sớm hoàn thành để thu hồi vốn và có lợi nhuận. Trong triển khai có phát sinh, công việc vượt ngoài thẩm quyền và cần các cơ quan chức năng kịp thời vào cuộc giải quyết.

Dự án đầu tư theo hợp tác công tư, hợp đồng BT. Những thiệt hại đó ai chịu? Suy cho cùng là ngân sách, người dân sẽ lãnh đủ. Lãi vay phát sinh quá lớn và các chi phí này sẽ được đưa vào phương án hoàn vốn, tăng tổng mức đầu tư dự án chống ngập.

TP.HCM sắp tới sẽ càng triển khai, xã hội hóa thu hút đầu tư nhiều dự án lớn, trong đó có các nguồn vốn vay nước ngoài. Nếu làm tốt, kịp tiến độ giải ngân sẽ hạn chế phát sinh chi phí, tạo uy tín với các quỹ đầu tư quốc tế.

Ngược lại, nếu dự án kéo dài chậm giải ngân, không đạt hiệu quả sẽ có thể biến những ý tưởng từ thiết thực trở thành gánh nặng. Những bất ổn thời gian qua cần được xem xét thấu đáo, giải quyết trở ngại, kịp cấp vốn để tiếp tục thi công dự án theo cam kết hoàn thành trong tháng 11-2023.

Bên cạnh chờ vốn từ ngân hàng thì có thể xem xét giải pháp tình thế, cấp bách bố trí nguồn vốn ngân sách, hỗ trợ nhà đầu tư vay một phần vốn từ Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM để triển khai thi công ngay phần khối lượng còn lại (chỉ khoảng 7% công trình) nhằm giảm tối đa những thiệt hại, lãng phí.

TP.HCM được áp dụng cơ chế đặc thù nghị quyết 98. Một khi đã áp dụng cơ chế đặc thù, chính sách pháp luật đã thông thoáng hơn, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm thì không có lý do gì hay trở ngại nào không thể giải quyết để hoàn thành dự án. 

Các thành phần tham gia dự án cần được phân quyền, giao việc cụ thể. Khi trục trặc, vướng mắc liền có người phối hợp xử lý. Khi lãng phí, thiệt hại phải có người chịu trách nhiệm, xác định được nguyên nhân chủ quan, từng cá nhân.

Dự án ngăn triều đội vốn "mỗi ngày mất 1,46 tỉ": Chờ Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM trả lờiDự án ngăn triều đội vốn 'mỗi ngày mất 1,46 tỉ': Chờ Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM trả lời

Dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng được TP.HCM gia hạn đến cuối năm 2023, đồng thời Sở Kế hoạch - Đầu tư làm đầu mối phối hợp cùng các đơn vị liên quan xử lý các vướng mắc. Trong khi đó, mỗi ngày chậm trễ, dự án sẽ phát sinh 1,46 tỉ đồng lãi vay.

Xem thêm: mth.91724432202703202-pagn-gnohc-na-ud-hnahn-yad-pahp-iaig-ueihn-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần nhiều giải pháp đẩy nhanh dự án chống ngập”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools