vĐồng tin tức tài chính 365

Bao giờ nông dân hết khốn khổ vì tôm giống kém chất lượng?

2023-07-21 13:35
Nhiều vùng nuôi tôm được mở rộng, tăng đầu tư thâm canh tại Bạc Liêu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều vùng nuôi tôm được mở rộng, tăng đầu tư thâm canh tại Bạc Liêu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nội dung trên được ông Nguyễn Thanh Mỹ - chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan - nêu ra tại hội thảo "Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm" do báo Tuổi Trẻ phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức 21-7.

Tôm giống bệnh không biết kêu ai

Theo ông Nguyễn Thanh Mỹ, quy chuẩn xét nghiệm con tôm giống hiện nay còn nhiều bất cập. Hiện nay mình xét nghiệm không đủ mẫu, lấy mẫu không đại diện. Việc lấy mẫu xét nghiệm theo phương pháp PCR, AND không nhạy. Theo ông Mỹ, trong xét nghiệm để phát hiện tôm giống nhiễm EHP, theo quy chuẩn hiện nay thì không thể phát hiện được tôm nhiễm bệnh.

TS Nguyễn Thanh Mỹ - chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TS Nguyễn Thanh Mỹ - chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông Mỹ, theo quy chuẩn hiện nay, mua 1 triệu con tôm giống chỉ lấy 27 con xét nghiệm, nên không chính xác được.

"Bởi vậy khi người nuôi mua con giống đem về, có đủ 2 - 3 giấy chứng nhận, đảm bảo con giống sạch bệnh của công ty sản xuất giống và Chi cục Chăn nuôi và Thú y, nhưng sau khi nuôi được 30 - 40 ngày tuổi, tôm bị bệnh, lúc này nông dân lãnh đủ, không biết kêu ai", ông Mỹ khẳng định.

Để giải quyết tình trạng này, giúp người nuôi mua được con giống sạch bệnh, ông Mỹ kiến nghị cơ sở cung cấp giống cần minh bạch, rõ ràng hơn. Cơ quan kiểm dịch cần có trách nhiệm hơn, nhà khoa học cần vào cuộc sớm hơn để giúp bà con nông dân.

"Nhà nước cần giám sát tích cực hơn, nhất là phải chỉ đạo các cơ quan chức năng buộc các cơ sở cung cấp giống có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người nuôi khi con giống bị nhiễm bệnh, chứ đừng để mặc người nuôi như hiện nay, rất tội nghiệp", ông Mỹ yêu cầu.

Ông Lê Văn Sử - phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Văn Sử - phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đồng tình, ông Lê Văn Sử - phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết ý kiến của ông Mỹ rất hay. Quy chuẩn và quy trình xét nghiệm tôm hiện nay lạc hậu và còn nhiều bất cập, do vậy đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tháo gỡ cho ngành tôm Việt Nam.

Cần đầu tư mạnh cho hệ thống thủy lợi, xử lý nước

Theo phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Phú Quỳnh, phó viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hiện trạng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển ĐBSCL, hệ thống kênh thiếu đồng bộ, lộn xộn, manh mún… Do đó, nếu giữ nguyên tình trạng này để xây dựng vùng nuôi hiệu quả, bền vững là không thể được, chỉ có thể chấp nhận thực trạng này với điều kiện là vùng nuôi trồng thủy sản quảng canh.

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh - phó viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam - trình bày tham luận Hạ tầng thủy lợi không theo kịp đà tăng trưởng ngành tôm: hệ lụy và giải pháp - Ảnh: QUANG ĐỊNH

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh - phó viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam - trình bày tham luận Hạ tầng thủy lợi không theo kịp đà tăng trưởng ngành tôm: hệ lụy và giải pháp - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Muốn nuôi tôm thâm canh hiệu quả thì người nông dân phải hợp tác cùng nhau, xây dựng lại đồng ruộng với đầy đủ công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng khép kín. Do đặc thù là vùng ven biển nên việc nuôi tôm hiện nay rất cần các hầm trữ nước ngọt cho vùng nuôi ở Cà Mau, Bạc Liêu", ông Quỳnh nhấn mạnh.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, viện trưởng Viện nghiên cứu thủy sản 2, những năm gần đây sản lượng tôm tăng cao, diện tích một số tỉnh phát triển mạnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và Bến Tre. Tuy nhiên, nguồn nước phát triển nuôi tôm ở ĐBSCL chủ yếu lấy từ kênh rạch đang bị ảnh hưởng nhiều bởi ô nhiễm, nhiều vi khuẩn vượt ngưỡng cho phép. Nếu không xử lý tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với người nuôi tôm.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, viện trưởng Viện nghiên cứu thủy sản 2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, viện trưởng Viện nghiên cứu thủy sản 2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Nuôi tôm muốn bền vững thì phải thân thiện với môi trường, đầu tư hệ thống thủy lợi, xử lý nước. Tuy nhiên, làm theo cách này thì phải tốn nhiều chi phí cần được đầu tư, hỗ trợ về vốn", ông Tùng nhận định.

Phát triển con tôm bền vững phải bảo vệ nguồn nướcPhát triển con tôm bền vững phải bảo vệ nguồn nước

Nắm thực tế tình hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh để có những phân tích, định hướng cho Hội thảo giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm, đoàn đại biểu đã khảo sát các vùng nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu.

Xem thêm: mth.34565612112703202-gnoul-tahc-mek-gnoig-mot-iv-ohk-nohk-teh-nad-gnon-oig-oab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bao giờ nông dân hết khốn khổ vì tôm giống kém chất lượng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools