Đồng thời, các nhà sản xuất từ Trung Quốc đại lục cũng đang tăng cường đầu tư vào các nền kinh tế tại ASEAN. Đây là nhận định tích cực của ngân hàng HSBC trong báo cáo mới nhất về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của châu Á trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu hậu đại dịch.
Nền kinh tế Đông Nam Á đang được hưởng lợi lớn từ xu thế tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. Khu vực nằm trong 2 hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Năm 2022, 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN đã thu hút tổng cộng hơn 206 tỷ USD vốn FDI, trong đó gần 50% là vốn FDI đăng ký mới.
Phần lớn các dự án đầu tư này tập trung vào lĩnh vực sản xuất, củng cố vị trí của khu vực với tư cách là một trung tâm thương mại toàn cầu.
Biểu đồ này cho thấy, vốn FDI chảy vào ASEAN lớn hơn cả dòng chảy vốn tới Trung Quốc đại lục trong năm thứ 2 liên tiếp.
Nền kinh tế Đông Nam Á đang được hưởng lợi lớn từ xu thế tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Nhân dân)
"Có hai lý do để Đông Nam Á tiếp tục là điểm thu hút FDI. Thứ nhất, ASEAN có nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ. Đây là lợi thế trong ngành sản xuất. Thứ hai, kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng, ASEAN với lợi thế địa lý là lựa chọn tốt để đa dạng hóa cũng như dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc", bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, ngân hàng HSBC, cho biết.
Một cuộc khảo sát gần đây của HSBC cũng cho thấy, các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đang có kế hoạch đặt 1/4 chuỗi cung ứng của mình tại Đông Nam Á trong vòng 1 - 2 năm tới. Sự dịch chuyển này sẽ giúp Đông Nam Á thu hút thêm đầu tư FDI.
Nếu xét tương quan với quy mô của các nền kinh tế, dòng vốn FDI hướng nhiều nhất vào Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Trung bình vốn FDI chiếm hơn 2% GDP ở các nước này.
Hiện khu vực cũng đang tập trung thu hút các nguồn vốn FDI xanh khi dự kiến ASEAN cần tới 3.000 tỷ USD từ nay đến 2030 để triển khai các dự án về năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng…
"Tôi cho rằng sự tham gia của nguồn vốn đầu tư tư nhân là rất quan trọng với các dự án xanh tại ASEAN. Thế giới đang dịch chuyển sang kinh tế xanh. Do vậy, các nước trong khu vực cần có những chiến lược thu hút FDI riêng nếu muốn cạnh tranh", bà Yun Liu cho biết thêm.
Trong báo cáo cập nhật tăng trưởng tháng 7 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cơ quan này đã nâng dự báo GDP cả năm nay của ASEAN lên 4,6% cho thấy khu vực tiếp tục là động lực tăng trưởng cũng như tâm điểm thu hút các dòng vốn đầu tư FDI toàn cầu.
VTV.vn - Biến động kinh tế toàn cầu nửa đầu năm nay đã khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI suy giảm ở nhiều khu vực.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.95913955172703202-idf-tuh-ned-meid-al-cut-peit-a-man-gnod/et-hnik/nv.vtv