vĐồng tin tức tài chính 365

Làn sóng di cư của dòng vốn từ Nhật Bản đe dọa sự ổn định của thị trường tài chính toàn cầu

2023-07-29 04:53

Chỉ hơn một tuần trước khi có sự thay đổi lãnh đạo quan trọng tại BOJ, các nhà đầu tư đã chuẩn bị cho cái kết dường như không thể tránh khỏi đối với một thập kỷ lãi suất cực thấp, ảnh hưởng những người tiết kiệm trong nước và khiến dòng tiền chảy ra nước ngoài. Cuộc di cư của dòng vốn ra khỏi Nhật Bản càng tăng tốc sau khi ông Kuroda chuyển sang hạn chế lợi suất trái phiếu vào năm 2016, đỉnh điểm là khoản tiền đầu tư ra nước ngoài trị giá hơn 2/3 nền kinh tế Nhật Bản vào thời điểm đó.

Tất cả những rủi ro này sẽ sáng tỏ dưới thời Thống đốc mới là Kazuo Ueda, ông có thể có rất ít lựa chọn ngoài việc chấm dứt giai đoạn lãi suất cực thấp kéo dài và táo bạo nhất thế giới ngay khi lãi suất tăng ở những nơi khác đang làm rung chuyển lĩnh vực ngân hàng quốc tế và đe dọa sự ổn định tài chính. Các nhà đầu tư Nhật Bản là những người nước ngoài nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ lớn nhất và sở hữu mọi thứ, từ trái phiếu của Brazil, đến các công ty điện châu Âu, cho đến các khoản vay rủi ro ở các bang.

Việc tăng lãi suất của Nhật Bản có nguy cơ khuếch đại những biến động trên thị trường trái phiếu toàn cầu, vốn đang bị rung chuyển bởi chiến dịch thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm kiểm soát lạm phát và nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tín dụng mới. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn của BOJ có thể sẽ dẫn tới sự tăng cường giám sát đối với những ngân hàng trong nước sau những bất ổn ngân hàng gần đây ở Mỹ và châu Âu.

Quá trình đảo ngược dòng chảy vốn đã được tiến hành. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã bán một lượng trái phiếu nước ngoài kỷ lục vào năm ngoái khi lợi suất trái phiếu địa phương tăng vọt do suy đoán rằng BOJ sẽ bình thường hóa chính sách.

Dòng tiền hồi hương

Đặt cược cho một sự thay đổi trong chính sách của BOJ đã giảm bớt trong những ngày gần đây khi biến động trong lĩnh vực ngân hàng làm tăng triển vọng rằng các nhà hoạch định chính sách có thể ưu tiên ổn định tài chính. Sự giám sát của các nhà đầu tư đối với bảng cân đối kế toán của những ngân hàng Nhật Bản đã tăng lên, do lo ngại rằng họ có thể lặp lại một số căng thẳng đã gây ra cho một số ngân hàng khu vực của Mỹ.

Thị trường phần lớn kỳ vọng Thống đốc Ueda sẽ đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ vào khoảng cuối năm nay. Một phần trong số đó có thể bao gồm việc nới lỏng hơn nữa sự kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với lợi suất và dỡ bỏ chương trình mua trái phiếu khổng lồ được thiết kế để giảm chi phí đi vay và thúc đẩy nền kinh tế đang suy thoái của Nhật Bản.

BOJ đã mua 465.000 tỷ yên (3.550 tỷ USD) trái phiếu chính phủ Nhật Bản kể từ khi cựu Thống đốc Kuroda thực hiện nới lỏng định lượng một thập kỷ trước, làm giảm lợi suất và thúc đẩy sự biến dạng chưa từng có trên thị trường trái phiếu chính phủ toàn cầu. Do đó, các quỹ đầu tư địa phương đã bán 206.000 tỷ yên (1.483 tỷ USD) cổ phiếu trong khoảng thời gian này để tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn ở nơi khác.

Sự thay đổi gây chấn động đến mức các nhà đầu tư Nhật Bản đã trở thành những người nắm giữ trái phiếu kho bạc lớn nhất bên ngoài Mỹ, cũng như sở hữu khoảng 10% trái phiếu của Úc và trái phiếu của Hà Lan. Họ cũng sở hữu 8% chứng khoán của New Zealand và 7% trái phiếu của Brazil.

Phạm vi tiếp cận mở rộng sang cổ phiếu, trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản đã chi 54.100 tỷ yên (389,52 tỷ USD) cho cổ phiếu toàn cầu kể từ tháng 4/2013. Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của họ tương đương với từ 1 - 2% quy mô thị trường chứng khoán ở Mỹ, Hà Lan, Singapore và Anh.

Lãi suất cực thấp của Nhật Bản là một lý do lớn khiến đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm vào năm ngoái và đây là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư dựa vào chênh lệch lãi suất để tài trợ cho việc mua các loại tiền tệ từ đồng real của Brazil đến đồng rupiah của Indonesia.

Jim O’Neill, nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs cho biết: “Gần như chắc chắn rằng nó đã góp phần vào sự sụt giảm đáng kể của đồng yên, khiến thị trường trái phiếu Nhật Bản rối loạn nghiêm trọng. Phần lớn những gì đã xảy ra dưới thời ông Kuroda sẽ đảo ngược một phần hoặc toàn bộ nếu người kế nhiệm theo đuổi việc bình thường hóa chính sách, mặc dù cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể khiến các nhà chức trách tiến hành thận trọng hơn”.

Thêm vào đó là khoản lỗ trái phiếu toàn cầu lịch sử năm ngoái và các nhà đầu tư Nhật Bản thậm chí còn có nhiều lý do hơn để đổ xô về nước.

Akira Takei, nhà quản lý tài sản tại Asset Management One Co. cho biết: “Các nhà đầu tư trái phiếu của Nhật Bản đã có trải nghiệm tồi tệ ở nước ngoài trong năm qua vì lợi suất tăng đáng kể buộc họ phải cắt lỗ, vì vậy nhiều người trong số họ thậm chí không muốn nhìn thấy trái phiếu nước ngoài. Bây giờ họ đang nghĩ rằng không phải tất cả tiền phải được đầu tư ra nước ngoài mà có thể được đầu tư trong nước”.

Làn sóng di cư của dòng vốn từ Nhật Bản đe dọa sự ổn định của thị trường tài chính toàn cầu ảnh 1

Top 10 thị trường nhà đầu tư Nhật Bản nắm giữ lượng lớn giá trị cổ phiếu và trái phiếu

Dịch chuyển dần dần

Một số nhà quan sát thị trường khác có kỳ vọng khiêm tốn hơn về những gì sẽ xảy ra khi BOJ rút lại chương trình kích thích kinh tế.

Ayako Sera, chiến lược gia thị trường tại Sumitomo Mitsui Trust Bank Ltd. nhận thấy khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản vẫn tồn tại ở một mức độ nào đó, vì Fed khó có thể đưa ra các đợt cắt giảm lãi suất lớn nếu lạm phát vẫn cao và BOJ dự kiến sẽ không tăng lãi suất đáng kể trong thời gian tới.

“Điều quan trọng là phải đánh giá bất kỳ điều chỉnh và triển vọng nào trong toàn bộ gói chính sách tiền tệ của BOJ khi nghĩ về tác động của chúng đối với dòng vốn xuyên biên giới”, bà cho biết.

Ryosuke Oshima, Phó tổng giám đốc nhóm quảng bá sản phẩm tại Công ty quản lý tài sản Mitsubishi UFJ Kokusai đang xem lợi suất là yếu tố kích hoạt tiềm năng cho sự thay đổi dòng chảy vốn.

“Có thể có một số nhu cầu đối với các quỹ trái phiếu khi lãi suất tăng cao hơn, chẳng hạn như 1% đối với lợi suất 10 năm. Nhưng nhìn vào dữ liệu, không có khả năng họ đột ngột thu hồi tất cả khoản đầu tư của họ về nước”, ông cho biết.

De Mello, nhà quản lý tiền tại GAMA Asset Management cho biết: “Tôi hoàn toàn đồng ý rằng BOJ sẽ thắt chặt hơn, họ sẽ muốn chấm dứt chính sách này càng sớm càng tốt. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trung ương, điều kiện lạm phát ngày càng được đáp ứng hiện nay và quá trình bình thường hóa sẽ đến với Nhật Bản”.

Xem thêm: lmth.017623tsop-uac-naot-hnihc-iat-gnourt-iht-auc-hnid-no-us-aod-ed-nab-tahn-ut-nov-gnod-auc-uc-id-gnos-nal/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Làn sóng di cư của dòng vốn từ Nhật Bản đe dọa sự ổn định của thị trường tài chính toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools