vĐồng tin tức tài chính 365

Rút bảo hiểm xã hội một lần theo phương án nào?

2023-07-29 07:30
Chuyên viên BHXH TP.HCM hướng dẫn người dân làm thủ tục rút BHXH một lần - Ảnh: HỮU HẠNH

Chuyên viên BHXH TP.HCM hướng dẫn người dân làm thủ tục rút BHXH một lần - Ảnh: HỮU HẠNH

Liên quan việc rút bảo hiểm xã hội một lần, tiếp thu ý kiến Thường trực Chính phủ, trên cơ sở ba phương án đã báo cáo, bộ tổng hợp và xây dựng thành hai phương án để báo cáo xin ý kiến Chính phủ.

Trong đó, phương án 1 dự kiến người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2025 không được nhận BHXH một lần.

Cần đưa ra các kịch bản, kể cả xấu nhất, khi nếu chẳng may trước thời điểm 1-1-2025 những người lao động nằm trong diện đi rút lại ồ ạt đi rút BHXH một lần sẽ ra sao, giải quyết thế nào?

Ông Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Hai phương án hạn chế rút BHXH một lần

Trong đó, phương án 1 quy định quyền nhận BHXH một lần đối với hai nhóm. Cụ thể, nhóm 1 với người lao động đã tham gia trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. 

Nhóm 2 với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi luật sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến 1-1-2025) không được nhận BHXH một lần. Trừ các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu, ra nước ngoài để định cư hoặc mắc một trong các bệnh nguy hiểm tính mạng.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về ưu điểm, phương án này dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần thời gian qua. Theo dữ liệu thống kê giải quyết thời gian qua với phương án này, trong những năm đầu số người hưởng không giảm nhiều nhưng các năm sau giảm càng nhiều. 

Từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh, có thể giảm quá nửa số người hưởng so với giai đoạn vừa qua. Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia BHXH bằng so với phương án 2 nhưng dài hạn tối ưu hơn.

Do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia BHXH nên cơ bản sẽ ít khả năng gặp phản ứng. Về nhược điểm, do chỉ áp dụng với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày luật này có hiệu lực nên với hơn 17,5 triệu lao động đang tham gia BHXH vẫn có quyền chọn hưởng một lần. 

Do vậy, số người hưởng không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi luật mới có hiệu lực. Đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi luật này có hiệu lực trong việc hưởng.

Đối với phương án 2, đề xuất sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu sẽ được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. 

Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Cần đánh giá kỹ tác động

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho hay phương án 1 là phương án hoàn toàn mới chưa có trong các dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Vì là phương án mới nên ông Nghĩa cho rằng cần có đánh giá tác động kỹ.

Bởi theo ông Nghĩa, những người lao động tham gia BHXH trước ngày 1-1-2025 có thể sẽ được hưởng chính sách khác so với người lao động tham gia sau ngày 1-1-2025.

Với phương án 2, ông Nghĩa nói đây là phương án đã được nêu ra trong dự thảo trước đây song chưa thực sự thuyết phục. Ông cho rằng cần tính đến với phần tiền chủ sử dụng lao động, người lao động đóng vào quỹ hưu trí nên tách thành hai phần. 

Trong đó, một phần cứng và một phần mềm. Đối với phần cứng người lao động sẽ không được rút, còn với phần mềm sẽ coi như một khoản tiết kiệm của người lao động và sẽ được rút bất cứ lúc nào.

Thêm vào đó, theo ông Nghĩa, hiện nay theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong số hơn 4,8 triệu người lao động rút BHXH một lần giai đoạn 2016 - 2022 có 1,3 triệu người lao động quay trở lại.

Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm được khoảng 30%, còn hơn 70% không quay lại. Do vậy, ông Nghĩa đề xuất nên tính quy định việc rút BHXH một lần theo lứa tuổi. Trong đó, với những người trên 40 tuổi có thể tính xem xét lại điều kiện rút BHXH một lần. Cụ thể, trong vòng sáu tháng sau khi nghỉ, mất việc không tìm được việc làm lại có thể rút BHXH một lần.

Thực tế những người ở nhóm tuổi này rất khó quay trở lại thị trường lao động, nhất là với lao động giản đơn, không có trình độ, kỹ năng... Còn với những người dưới 40 tuổi cần kéo dài thời gian ra để khuyến khích họ quay trở lại thị trường lao động.

Trong khi đó, PGS.TS Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng việc hạn chế rút BHXH một lần là hoàn toàn chính xác. Bởi ở đây cần làm rõ việc không phải hạn chế quyền rút BHXH một lần của người lao động mà muốn bảo vệ người lao động trong dài hạn chứ không phải trước mắt. 

Liên quan phương án dự kiến người bắt đầu tham gia BHXH từ 1-1-2025 không được nhận BHXH một lần, trong đó chia hai nhóm, ông Long đánh giá đề xuất này để xử lý các nhóm đang có sự giao thoa giữa các quy định khác nhau. 

Trong đó, sẽ đưa một mốc thời gian để thực hiện và nhóm người lao động "mới tinh" sau 1-1-2025 sẽ không được rút BHXH một lần. Tuy nhiên, theo ông Long, việc đề xuất quy định như vậy cần đánh giá một cách rất kỹ càng, chi tiết.

Với phương án 2, ông Long nêu rõ đây là phương án đã được trình trước đó và nếu thực hiện được cũng tốt. Bởi sẽ giải quyết được nhu cầu ngắn hạn của người lao động gặp khó khăn và vẫn cho họ được có tên trong hệ thống BHXH.

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Đồ họa: T.ĐẠT

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Đồ họa: T.ĐẠT

Xây dựng chính sách bù đỡ người lao động khó khăn

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết trong tháng 8 tới Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc sửa Luật BHXH. Ông nói tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 7 Chính phủ đã họp và cho ý kiến về dự thảo luật này.

Theo ông Đào Ngọc Dung, việc sửa đổi luật lần này tập trung chỉnh sửa, điều chỉnh những vấn đề bất cập, mở theo hướng phát triển BHXH và tăng quyền lợi cho người lao động chứ không tập trung hạn chế quyền lợi người lao động.

Đặc biệt, sẽ tập trung vào năm nhóm giải pháp chính và 12 nội dung với một số điểm. Thứ nhất, làm sao để hạn chế tối đa việc rút BHXH một lần, vừa đảm bảo ổn định an sinh xã hội vì BHXH là một trong hai trụ cột căn bản nhất của an sinh xã hội.

Thứ hai, việc này cũng phải để đảm bảo cho người lao động khi cần thiết thực sự thì họ có quyền được hưởng. Thứ ba, đảm bảo người lao động có thể không cần rút BHXH một lần nhưng vẫn có chính sách khác bù đỡ lại khi cần giải quyết nhu cầu cấp bách.

Các thay đổi về quy định điều kiện hưởng BHXH một lần

Điều 145 Bộ luật Lao động năm 1994 quy định người lao động nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng được hưởng trợ cấp một lần. Sau đó, điều kiện hưởng BHXH một lần được quy định hoàn chỉnh tại nghị định 01/2003 của Chính phủ.

Đến năm 2006, Luật BHXH được tách ra với điều kiện hưởng BHXH một lần thông thoáng hơn. Trong đó, người lao động sau một năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu sẽ được nhận BHXH một lần.

Năm 2014, Luật BHXH đã "siết" lại điều kiện hưởng BHXH một lần tại điều 60. Tuy nhiên, trước khi điều 60 có hiệu lực, đã xảy ra phản đối tại một số nhà máy, khu công nghiệp nên Quốc hội phải ban hành nghị quyết 93/2015 tiếp tục cho người trong độ tuổi lao động được rút BHXH một lần sau khi nghỉ việc và áp dụng tới nay.

Đề xuất dùng ngân sách hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hộiĐề xuất dùng ngân sách hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 114 ngày 28-7 phiên họp Chính phủ tháng 7-2023 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).


Xem thêm: mth.14443942282703202-oan-na-gnouhp-oeht-nal-tom-ioh-ax-meih-oab-tur/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Rút bảo hiểm xã hội một lần theo phương án nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools