vĐồng tin tức tài chính 365

Sản xuất công nghiệp tăng: Kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn

2023-07-30 07:31

Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc hơn

Báo Đầu Tư dẫn nguồn Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng Bảy đã khởi sắc hơn tháng trước. Ước tính, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực của nền kinh tế.

Khi so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,6%; ngành khai khoáng tăng 4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,3%.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2023 đã tăng trở lại ở một số địa phương. Bắc Ninh là ví dụ điển hình, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh này trong tháng 7/2023 đã tăng 23,8% so với tháng trước.

Trong khi đó, Thái Nguyên tăng 9%; Vĩnh Phúc tăng 5,8%; Vĩnh Long tăng 3%; Bình Dương tăng 2,3%; TP.HCM tăng 1,9%; Long An tăng 0,8%... Ngược lại, Hải Phòng giảm 6,7%; Quảng Ninh giảm 1,9%; Hải Dương giảm 1,3%...

Thời gian qua dù tình hình còn khó khăn, song đã có những tín hiệu tích cực hơn ở các địa phương trọng điểm sản xuất công nghiệp của cả nước.

Tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước. Vì thế, tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, ngành chế biến, chế tạo giảm 1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,5%), làm giảm 0,7 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 1,2%, làm giảm 0,2 điểm phần trăm.

Kinh tế vĩ mô - Sản xuất công nghiệp tăng: Kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn

Sản xuất công nghiệp trong 6 tháng qua tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm và chưa phục hồi hoàn toàn so với cùng kỳ. Ảnh minh họa.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện giảm.

Các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 7 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là Bắc Giang - tăng 16,1%; Phú Thọ - tăng 15,8%; Kiên Giang - tăng 13,9%; Nam Định - tăng 13,6%...

Một số địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao là Hậu Giang - tăng 211,3%; Khành Hòa - tăng 89,7%; Thái Bình - tăng 82,4%; Trà Vinh - tăng 19%; Nam Định - tăng 10,9%.

Còn nhiều địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng giảm mạnh. Trong đó, Quảng Nam giảm 31,4%; Bắc Ninh giảm 16,7%; Vĩnh Long giảm 15,2%; Sóc Trăng giảm 6,9%; Hòa Bình giảm 4%...

Sản xuất công nghiệp gặp khó có nguyên nhân từ nhu cầu thị trường thế giới và trong nước vẫn ở mức thấp, đặc biệt là thị trường thế giới. Điều này dẫn tới đơn hàng xuất khẩu giảm, ảnh hưởng tới động lực sản xuất của các doanh nghiệp.

Cần đẩy mạnh hỗ trợ cho doanh nghiệp

Trao đổi với TTXVN, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp cần tiếp sức từ chính sách thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất ngân hàng, giãn thời gian thanh toán nợ để doanh nghiệp không chịu áp lực về dòng tiền thanh toán. Bên cạnh đó, nên có chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để trả lương cho lao động trong những tháng đơn hàng thiếu hụt.

Đặc biệt, đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường… để đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của thị trường châu Âu cần nguồn lực lớn. Xu hướng xanh hóa không chỉ ở dệt may mà đã lan tỏa sang nhiều ngành nghề khác. Doanh nghiệp mong muốn có được hỗ trợ từ các nguồn vốn tín dụng ngân hàng, song việc tiếp cận của doanh nghiệp khá khó khăn. “Do vậy, chúng tôi kiến nghị cần có thể chế tài chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi hơn” ông Giang chia sẻ.

Theo nhận định từ Bộ Công Thương, sự bất ổn, không chắc chắn của kinh tế toàn cầu đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới khi nước ta là nền kinh tế có độ mở lớn, phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.

Các tập đoàn đa quốc gia cũng đang tập trung đầu tư các nhà máy sản xuất ở một số nước như: Ấn Độ, Mexico, Brazin… làm gia tăng đối thủ cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần của Việt Nam tại các thị trường này.

Số liệu trên Công Thương cho thấy, kết quả khảo sát mới đây nhất cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II/2023 tuy vẫn gặp khó khăn nhưng đã có dấu hiệu phục hồi.

Về xu hướng, 64,2% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý II/2023 khởi sắc hơn quý I/2023 với 27,5% đánh giá tốt hơn 36,7% đánh giá giữ ổn định, trong khi 35,8% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn.

Dự báo quý III/2023 khả quan hơn quý II/2023 với 72,6% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý III/2023 so với quý II/2023 tốt hơn và giữ ổn định (trong đó 34,3% dự báo sẽ tốt hơn và 38,3% dự báo giữ ổn định), trong khi 27,4% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn.

Tổng cục Thống kê nhận định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trong các tháng còn lại của năm 2023 vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể lấy lại đà tăng trưởng cao trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và nỗ lực, linh hoạt của doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm 2023 sẽ khởi sắc hơn 6 tháng đầu năm.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp khoảng 8-9%; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%, duy trì xuất siêu, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tập trung mạnh hơn vào các giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), để tăng xuất khẩu, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội từ các Hiệp định. Cùng đó đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Từ đó, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam thông qua xúc tiến thương mại, công tác Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phát triển thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ tổ chức kết nối giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là doanh nghiệp lớn toàn cầu, tham gia vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.

Ngoài ra, ở trong nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường; triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước…

Trúc Chi (t/h)

Xem thêm: lmth.544916a-noh-cas-iohk-es-man-iouc-gnaht-6-gnov-yk-gnat-peihgn-gnoc-taux-nas/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sản xuất công nghiệp tăng: Kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools