vĐồng tin tức tài chính 365

Fanti: Làm KOL có thực sự là hạnh phúc?

2023-07-30 16:01
Diễn viên trẻ Nguyễn Lâm Thảo Tâm gượng gạo trong lần đầu đóng chính phim điện ảnh - Ảnh: ĐPCC

Diễn viên trẻ Nguyễn Lâm Thảo Tâm gượng gạo trong lần đầu đóng chính phim điện ảnh - Ảnh: ĐPCC

Nhưng làm KOL có thực sự là hạnh phúc?

Một phiên bản của Perfect Blue

Trong phim Fanti, Ánh Dương (Nguyễn Lâm Thảo Tâm thủ vai) là một KOL với 80.000 lượt theo dõi Instagram.

Với sự "nổi tiếng" ấy, cô chập chững bước vào con đường trở thành diễn viên, theo bước mẹ mình (NSND Lê Khanh). Vai diễn đầu đời của Dương là một nhân vật chỉ có độc một câu thoại trước khi bị giết chết, còn nữ chính trong phim là một nữ diễn viên khá nổi tiếng và có tài, Kim Khánh (Hồ Thu Anh).

Thế rồi, xuất hiện một follower (người theo dõi) trên Instagram liên tục lần theo cả hai người, lấy đi những cơ hội của Khánh mang cho Dương.

Trailer phim FANTI

Tác phẩm giật gân của đạo diễn Andy Nguyễn và nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh khiến chúng ta phần nào nhớ tới Perfect Blue, một phim hoạt hình tâm lý kinh điển của đạo diễn người Nhật Satoshi Kon.

Fanti mở đầu bằng một bài phỏng vấn được coi là của Kim Khánh, người khẳng định rằng cô đã chán ngấy phim remake Hàn Quốc.

Quan điểm ấy thú vị không chỉ vì nó có tính tự trào (ê kíp sản xuất của Fanti cũng là ê kíp sản xuất Tiệc trăng máu, bộ phim remake bị coi là giống hệt bản Hàn Quốc), mà còn bởi vì càng xem, ta càng có cảm tưởng phim này như một bản làm lại tương đối sáng tạo từ một phim Nhật Bản.

Từ câu chuyện về một thần tượng chuyển hướng sang nghề diễn viên, đến sự xuất hiện của một kẻ do thám có thể mạo danh nhân vật chính, rồi chủ đề sự khó lường của Internet (dù bối cảnh Perfect Blue là thời kỳ Internet mới phổ biến, còn Fanti tập trung vào đời sống ảo, rắc rối thật trên mạng xã hội), ngay cả màu đỏ xuyên suốt như cảnh báo hiểm nguy, cả cú twist cuối phim... thì nhìn chung những ấn tượng cơ bản về Fanti đều phảng phất cái bóng của Perfect Blue.

Fanti có ý tưởng hứa hẹn, gợi được sự tò mò

Fanti có ý tưởng hứa hẹn, gợi được sự tò mò

Sự tương đồng đó cho thấy ở thời đại nào, tuổi trẻ cũng trải qua ngần ấy vấn đề. Họ có thể thực sự làm chủ cuộc đời của mình không? Họ có thể là chính mình không?

Cách mà kẻ rình rập sử dụng thủ thuật công nghệ để đột nhập vào tài khoản thư điện tử, mạng xã hội của những chàng trai, cô gái trẻ trong phim và thay họ phát ngôn những điều không phải mong muốn của họ?

Đó không chỉ là câu chuyện về sự mong manh của hệ thống Internet, nơi người dùng là những con mồi trong tầm ngắm của các hacker. Hơn thế, đó là câu chuyện về khuôn khổ mà người trẻ bị đặt vào bên trong.

Kẻ rình rập tỏ ra mình biết rất rõ mọi hành tung của những người trẻ, biết họ đi đâu, làm gì, với ai - một sự hiểu biết hời hợt bề ngoài - nhưng lại tự cho rằng mình có thể hiểu rõ tâm tư và nội hàm của họ, nói chuyện thay họ, đạo diễn từng đường đi nước bước của họ.

Fanti để lại nhiều điều đáng tiếc dù sở hữu ý tưởng thú vị

Fanti để lại nhiều điều đáng tiếc dù sở hữu ý tưởng thú vị

Xét cho cùng, ngay cả khi đặt camera giám sát 24/7, ta cũng chẳng thể hiểu hết một con người.

Nếu muốn, có thể "bới" ra không ít điểm bất hợp lý trong Fanti, cũng như những thiếu hụt trong kịch bản khiến một số nhân vật phụ giàu chất liệu không được khai thác tận cùng.

Tuy nhiên, tổng thể đây vẫn là một bộ phim thú vị trong thời đại gen Z trỗi dậy và những định kiến rằng họ mải chơi, thích sống ảo, yêu đương tự do, thiếu nghiêm túc trong công việc cũng trỗi dậy.

Hai nữ diễn viên trẻ trong phim, đặc biệt là Hồ Thu Anh, đã có những nỗ lực nhất định, nhưng trên màn ảnh, ống kính vẫn yêu NSND Lê Khanh nhiều hơn.

Bất chấp thiết lập nhân vật còn lỗ hổng, nữ diễn viên gạo cội có những phút diễn xuất thăng hoa, đặc biệt là phân cảnh quay cận khi bà mò mẫm trong bóng tối.

Fanti gặp khó khăn trong việc triển khai đường dây câu chuyện phù hợp với tâm lý nhân vật - Ảnh: ĐPCC

Fanti gặp khó khăn trong việc triển khai đường dây câu chuyện phù hợp với tâm lý nhân vật - Ảnh: ĐPCC

Ai là nạn nhân và ai là thủ phạm?

Với những ai đã xem Perfect Blue, việc đoán ra "đạo diễn" cho toàn bộ kế hoạch rình rập Ánh Dương không có gì khó. Dẫu vậy, ngay cả khi đã biết "thủ phạm" vụ án, ta vẫn phải tự hỏi liệu có nên kết tội họ chăng.

Tựa đề của bộ phim là Fanti - một từ ghép giữa fan (người hâm mộ) và anti (người tẩy chay). Tình yêu và sự ghét bỏ luôn là hai mặt của một đồng xu.

Tình yêu quá lớn sẽ dẫn đến những kỳ vọng lớn lao dành cho đối phương, áp đặt đối phương theo những khuôn thước mà ta cho là đúng đắn, và rồi không chấp nhận con người thật. Kẻ rình rập không ngừng giúp đỡ Ánh Dương, nhưng sự giúp đỡ quá mức lại trở thành thảm họa.

Trong phim, có một phân cảnh khi chuyên viên điều tra nói với Ánh Dương lúc này đang trong cơn hoảng loạn, rằng: "Nó trông giống như một vụ án, nhưng khi con nhìn kỹ thì không có nạn nhân, cũng không có hung thủ".

Đây có thể là một lời bào chữa vụng về cho kẻ theo dõi Ánh Dương - rõ ràng là một người hâm mộ cuồng tín và trung thành, sẵn sàng đạp đổ những đối thủ để dọn đường tỏa sáng cho cô.

Điểm này của phim cũng có vài mặt tương đồng với Run, một phim giật gân thành công của Aneesh Chaganty. Cả hai phim đều cho thấy tâm lý của nhiều người, tin rằng những gì được thực hiện bởi tình yêu thì không có lỗi. Nhưng thực ra thì tình yêu cũng có lỗi.

Dàn diễn viên trẻ đẹp của Fanti ít nhiều có kinh nghiệm diễn xuất điện ảnh

Dàn diễn viên trẻ đẹp của Fanti ít nhiều có kinh nghiệm diễn xuất điện ảnh

Fanti là bộ phim đầu tiên quay trở lại đường đua sau gần 3 tháng phim Việt vắng bóng ngoài rạp.

Phim lột tả những điều thực tế mà người trẻ hiện tại hay gặp phải: thích sống ảo trên mạng xã hội, thói quen "ôm" điện thoại để đếm những lượt like, bình luận, gồng mình chứng tỏ bản thân trong một xã hội hời hợt, ưa chuộng những thứ hào nhoáng bên ngoài.

Dàn diễn viên trẻ trung, có ít nhiều kinh nghiệm tham gia các dự án điện ảnh trước đây nên không quá bị "ngợp". Nhìn chung, mỗi diễn viên trong phim không có ai quá đuối, bị tụt lại hẳn so với cả dàn cast.

Sở hữu đề tài và phần mở đầu hứa hẹn là thế, nhưng càng về sau, Fanti tỏ ra non tay trong việc triển khai câu chuyện. Nhịp phim chậm là một điểm trừ khiến Fanti trở nên lê thê, nhiều chỗ lan man không cần thiết.

Đạo diễn Andy Nguyễn cho thấy anh có nhiều tham vọng trong tác phẩm đầu tay. Tuy nhiên, phần kịch bản non nớt khiến bộ phim trở nên hời hợt về mặt cảm xúc. Phim mang đến cảm giác cố gắng để "nguy hiểm" chứ chưa thật sự "chạm" được vào bất cứ thông điệp gì.

HÀ TRANG

Ai là quái vật trong một thế giới thương tổn?Ai là quái vật trong một thế giới thương tổn?

Trong Monster, những lời nói dối và hiểu lầm từ một vụ bạo hành học đường đưa khán giả đến với một sự thật đau lòng. Ai mới thực sự là "con quái vật" trong một thế giới đầy rẫy định kiến và thương tổn?

Xem thêm: mth.77584019003703202-cuhp-hnah-al-us-cuht-oc-lok-mal-itnaf/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Fanti: Làm KOL có thực sự là hạnh phúc?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools