Một bạn đọc gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.
Luật sư Trần Minh Hùng trả lời:
Theo quy định tại khoản 24, điều 3 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong mối quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai xảy ra khi có sự không đồng ý giữa hai hoặc nhiều bên về quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền hạn chế hoặc nghĩa vụ liên quan đến đất đai.
Để giải quyết tranh chấp này, người dân có nhiều phương án để vừa đảm bảo chấp hành đúng quy định pháp luật vừa không vướng vào những tranh chấp không cần thiết.
Các phương pháp nên dùng như đàm phán, thương lượng, trọng tài hoặc thông qua hệ thống pháp luật có thể được áp dụng. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất này thì trước tiên người đó phải gửi đơn kiến nghị lên UBND xã phường để thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải không thành, người đó nộp đơn khởi kiện lên để tòa án giải quyết tranh chấp.
Do đó, việc phá hàng rào của hàng xóm là hành vi không nên thực hiện. Bởi lẽ, việc phá hoại tài sản của người khác làm mất giá trị sử dụng của nó, mà trong trường hợp này là hàng rào giáp ranh không còn sử dụng được nữa là xâm phạm đến quan hệ xã hội về tài sản mà pháp luật bảo vệ.
Vì vậy, hành vi khi tranh chấp đất đai mà phá hoại hàng rào giáp ranh của hàng xóm được xem là vi phạm pháp luật.
Tùy thuộc vào tính chất mức độ, người thực hiện hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 15 nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc có thể cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Thực tế trên được luật sư Nguyễn Văn Hậu - chủ nhiệm cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam - nêu sáng 15-2.