vĐồng tin tức tài chính 365

Hà Nội đề xuất chỉ thị cấm đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp

2020-07-03 14:45

Nhiều hộ dân vì không có nhu cầu sử dụng rơm rạ nên đốt để lấy tro bón ruộng nhưng việc này lại gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Đặc biệt Hà Nội vốn đã trong tình trạng báo động về môi trường nên tới đây thành phố sẽ ra chỉ thị cấm đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp.

Việc đốt rơm rạ là thói quen cố hữu của nhiều nông dân ngoại thành. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp.

Trong đó, khoảng 30% người dân đốt bỏ ngay tại ruộng. Khói, bụi do đốt rơm rạ sinh ra nhiều khí CO (khí monoxide carbon) rất độc hại, có thể gây nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… và còn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt những nơi có đường cao tốc, đường quốc lộ đi qua còn gây cản trở tầm nhìn dẫn đến dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có Tờ trình số 4836/TTr-STNMT-CCBVMT về việc ban hành chỉ thị cấm đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn sinh hoạt…, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, theo báo Hà Nội Mới.

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm chấm dứt hoàn toàn các hoạt động đốt chất thải rắn sinh hoạt, rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng theo lộ trình.

Cụ thể, từ nay đến ngày 31/12/2020, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để người dân không đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch; chuyển sang các giải pháp xử lý khác thân thiện với môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng. Từ ngày 1/1/2021, 100% rơm rạ và phụ phẩm cây trồng phát sinh được thu gom, tái sử dụng hoặc xử lý bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật môi trường…

Khi rơm rạ là nguồn lợi, sẽ không ai đốt bỏ. (Ảnh chụp màn hình Vacne)

Trước đó, giai đoạn 2017-2020, UBND thành phố và các quận, huyện, thị xã đã hỗ trợ 40% kinh phí để người dân mua chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu (phủ rơm lên mặt luống khoai); Hội Nông dân các cấp triển khai mô hình sử dụng chế phẩm sinh học ủ rơm rạ thành phân bón hữu cơ… theo trang Vacne (HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM).

Tại huyện Đông Anh, từ năm 2016 đến năm 2020, người dân đã triển khai dự án thu gom rơm rạ sản xuất nấm; xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học… với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Văn Thiềng, các hộ sản xuất nấm trên địa bàn huyện chỉ thu gom được 4-5% lượng rơm phát sinh hằng năm.

Tại huyện Ba Vì, lượng rơm rạ được các hộ chăn nuôi gia súc thu gom để ủ men làm thức ăn cho vật nuôi chiếm khoảng 50%, sản xuất nấm rơm 2%… Huyện Đan Phượng hỗ trợ nông dân chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ làm phân bón đạt khoảng 55%. Tại các địa phương khác như Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn…, lượng rơm sử dụng vào mục đích hữu ích rất ít, phần lớn bị bỏ lại trên đồng ruộng, kênh mương nội đồng…

The post Hà Nội đề xuất chỉ thị cấm đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.peihgn-gnon-mahp-uhp-ar-mor-tod-mac-iht-ihc-taux-ed-ion-ah/us-ioht/vt.nkd.www

“Hà Nội đề xuất chỉ thị cấm đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools