Bà Minakshamma (68 tuổi) tiêm vắc xin Covishield do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất, tại trung tâm tiêm chủng ở thành phố Bengaluru, bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ - Ảnh: REUTERS
"Mặc dù công nghệ sản xuất tương tự như Vaxzevria (vắc xin của AstraZeneca), nhưng Covidshield hiện không được cấp phép theo quy định của Liên minh châu Âu (EU)", Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) nói với hãng tin AFP.
"Điều này là do vắc xin là sản phẩm sinh học. Ngay cả những khác biệt nhỏ trong điều kiện sản xuất cũng có thể dẫn đến sự khác biệt của thành phẩm. Do đó, luật EU yêu cầu địa điểm sản xuất và quy trình sản xuất phải được đánh giá và phê duyệt như là một phần của quy trình cấp phép".
Liên minh châu Phi (AU) cho biết việc EU không cấp phép cho vắc xin giá rẻ Covishield do Ấn Độ sản xuất có thể gây bất lợi cho người dân châu Phi, do Covishield đang được sử dụng rộng rãi tại châu lục này.
Có 4 loại vắc xin đang được cấp phép sử dụng ở EU: Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson.
4 loại vắc xin khác đang được xem xét lại để phê duyệt: Sputnik V của Nga, Sinovac của Trung Quốc, CureVac của Đức và Novavax của Mỹ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt Covishield và phàn nàn rằng một số quốc gia đã từ chối tiêm loại vắc xin này.
"Đây là điều đáng tiếc vì AstraZeneca-Covishield giống hệt vắc xin AstraZeneca-Vaxzevria", Tiến sĩ Richard Mihigo thuộc Văn phòng WHO khu vực châu Phi cho biết. "Chỉ vì Covishield được sản xuất và phân phối ở những nơi khác trên thế giới ngoài châu Âu".
TTO - Nghiên cứu ở 850 tình nguyện viên từ 50 tuổi trở lên tại Anh kết luận phối hợp sử dụng 1 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và 1 liều vắc xin Pfizer theo thứ tự bất kỳ mang lại sự bảo vệ tốt với virus SARS-CoV-2.